Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 9 văn bản 1: Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ (Nguyễn Thế Nghĩa)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 9 văn bản 1: Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của trí thức khoa học – công nghệ (Nguyễn Thế Nghĩa) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của văn bản Cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của tri thức khoa học – công nghệ là:

  • A. Nguyễn Thế Nghĩa
  • B. Nguyễn Văn Nghĩa
  • C. Nguyễn Thế Hưng
  • D. Nguyễn Văn Hưng

Câu 2: Quê Nguyễn Thế Nghĩa ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Ninh Bình
  • C. Hà Tĩnh
  • D. Hà Giang

Câu 3: Nguyễn Thế Nghĩa sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1955
  • B. 1954
  • C. 1953
  • D. 1952

Câu 4: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ XVIII
  • B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX
  • C. Giữa thế kỉ XIX
  • D. Cuối thế kỉ XIX

Câu 5: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) làm xuất hiện nền sản xuất nào?

  • A. Sản xuất cơ khí
  • B. Sản xuất tự động hóa
  • C. Sản xuất theo dây chuyền hàng loạt bằng máy móc
  • D. Sản xuất thông minh

Câu 6: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Đầu thế kỉ XX
  • B. Giữa thế kỉ XX
  • C. Cuối thế kỉ XX (từ thập niên 70)
  • D. Đầu thế kỉ XXI

Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (4.0) làm xuất hiện nền sản xuất nào?

  • A. Sản xuất cơ khí
  • B. Sản xuất tự động hóa
  • C. Sản xuất theo dây chuyền
  • D. Sản xuất thông minh

Câu 8: Cách mạng công nghiệp 4.0 không dựa trên trụ cột nào?

  • A. Công nghệ sinh học
  • B. Vật lí
  • C. Kí thuật số
  • D. Công nghệ thông tin

Câu 9: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự hình thành của thế giới nào?

  • A. Thế giới thực
  • B. Thế giới ảo (thế giới số)
  • C. Thế giới song song
  • D. Thế giới vật lí

Câu 10: Theo bài viết, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến Việt Nam như thế nào?

  • A. Tạo điều kiện thuận lợi
  • B. Tạo ra khó khăn và thách thức
  • C. Vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa tạo ra khó khăn và thách thức
  • D. Không có tác động đáng kể

Câu 11: Trong bài viết, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Thuyết minh
  • D. Biểu cảm

Câu 12: Trong mục 1, tác giả sắp xếp thông tin theo cách nào?

  • A. Ngẫu nhiên
  • B. Theo thứ tự thời gian
  • C. Theo mức độ quan trọng
  • D. Theo chủ đề

Câu 13: Theo bài viết, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến lĩnh vực nào sau đây?

  • A. Tác động đến công nghiệp
  • B. Tác động đến khoa học - công nghệ
  • C. Tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội
  • D. Tác động đến kinh tế

Câu 14: Trong các mục 1, 2, 3, tác giả sử dụng loại dữ liệu nào?

  • A. Dữ liệu sơ cấp
  • B. Dữ liệu thứ cấp
  • C. Cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
  • D. Không sử dụng dữ liệu

Câu 15: Tác giả nhấn mạnh vai trò của đội ngũ tri thức khoa học - công nghệ trong việc gì?

  • A. Trong việc nghiên cứu
  • B. Trong việc áp dụng công nghệ
  • C. Trong cả nghiên cứu, học tập và áp dụng công nghệ
  • D. Không nhấn mạnh vai trò nào cụ thể

Câu 16: Mục tiêu của việc phát huy vai trò đội ngũ tri thức trong cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

  • A. Để phát triển kinh tế
  • B. Để phát triển khoa học - công nghệ
  • C. Để đưa đất nước phát triển gần sát với nhóm nước phát triển trên thế giới
  • D. Cải thiện đời sống nhân dân

Câu 17: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự kết nối giữa những gì?

  • A. Giữa con người với con người
  • B. Giữa máy móc với máy móc
  • C. Giữa thế giới vật lí và thế giới số
  • D. Giữa con người với máy móc

Câu 18: Nội dung chính của đoạn cuối văn bản là gì?

  • A.  Nội dung chính của đoạn cuối đề cập đến vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ tri thức khoa hoa – công nghệ và tầm quan trọng của họ trong việc nghiên cứu, xây dựng, chế tạo và phát triển các công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phục vụ cho nhân dân có 1 cuộc sống tốt hơn.
  • B. Nội dung chính của đoạn cuối phân tích các thách thức và cơ hội mà ngành công nghiệp 4.0 mang lại cho nền kinh tế quốc dân.
  • C. Nội dung chính của đoạn cuối tập trung vào những chính sách của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.D. Nội dung chính của đoạn cuối là một lời kêu gọi tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Câu 19: Đâu không phải là vai trò của đội ngũ tri thức khoa học – công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 được đề cập đến trong văn bản?

  • A. Tiên phong trong việc nghiên cứu,  học tập và quán triệt sâu sắc.
  • B. Gương mẫu, say mê trong việc áp dụng những tiến bộ.
  • C. Đảm nhận sứ mệnh lịch sử định hướng, nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội.
  • D. Đảm bảo sự ổn định của hệ thống công nghệ hiện tại

Câu 20: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) dựa trên:

  • A. Sản xuất cơ khí
  • B. Sản xuất tự động hóa
  • C. Sản xuất theo dây chuyền
  • D. Sự tích hợp và hội tụ của nhiều công nghệ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác