Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thể loại chính của các bài thơ trong “Nhật ký trong tù” là gì?

  • A. Thất ngôn bát cú Đường luật
  • B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
  • C. Lục bát
  • D. Tự do

Câu 2: Câu nào dưới đây là ví dụ của nói mỉa?

  • A. "Anh thật là tốt bụng quá, chẳng bao giờ chịu giúp ai cả!"
  • B. "Trời hôm nay xanh như ngọc."
  • C. "Bài thơ này thật hay và sâu sắc."
  • D. "Mẹ yêu con hơn tất cả mọi thứ."

Câu 3: Tác giả của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là ai?

  • A. Nam Cao
  • B. Ngô Tất Tố
  • C. Vũ Trọng Phụng
  • D. Nguyễn Công Hoan

Câu 4: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo nào của Pháp?

  • A. Báo Thanh niên.
  • B. Báo Nhân dân.
  • C. Báo Nhân đạo.
  • D. Báo Sự thật

Câu 5: Câu văn nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập?

  • A. Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân.
  • B. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
  • C. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.
  • D. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập.

Câu 6: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
  • B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
  • C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
  • D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” ?

  • A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
  • B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
  • C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
  • D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Câu 8: Giọng điệu chính của truyện ngắn Vi hành là:

  • A. Giọng điệu tự hào
  • B. Giọng điệu ngợi ca, trân trọng
  • C. Giọng điệu buồn bã, xót xa
  • D. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, đả kích

Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây sử dụng biện pháp nói mỉa?

  • A. Có công mài sắt có ngày nên kim
  • B. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
  • C. Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
  • D. Làm trai cho đáng nên trai/Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào

Câu 10: Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tiểu thuyết nào?

  • A. Số đỏ
  • B. Giông tố
  • C. Vỡ đê
  • D. Lấy nhau vì tình

Câu 11: Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?

  • A. Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát.
  • B. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu.
  • C. Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời.
  • D. Thể hiện niềm cảm thông, thương xót, trân trọng vẻ đẹp của người lao động trong xã hội đương thời.

Câu 12: Sau khi bắn con chó, Hòa đã làm gì tiếp theo?

  • A. Nấp vào bụi rậm
  • B. Quăng súng hết đạn và chạy ra khỏi rừng
  • C. Tiếp tục bắn vào lính Mỹ
  • D. Quay lại chỗ Kiên

Câu 13: Tại sao Kiên và Hòa có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù?

  • A. Kiên nhút nhát hơn, còn Hòa can đảm và quyết đoán hơn
  • B. Kiên và Hòa có tính cách khác nhau từ trước
  • C. Họ chia nhau hành động để bảo vệ đồng đội
  • D. Họ có những chiến lược khác nhau để tấn công kẻ thù

Câu 14: Biện pháp nghịch ngữ trong câu sau có tác dụng gì?

Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải) 

  • A. Câu nói khuyên nhủ con người ta hãy biết kiên trì, vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước mắt ta sẽ tìm được con đường đi riêng cho bản thân mình và hướng đến thành công.
  • B. Tăng cường sự trái ngược giữa cái chết và sự sống, giữa hạnh phúc và hi sinh.
  • C. Tạo ra một hiệu ứng ngôn ngữ sâu sắc, khuyến khích sự suy ngẫm về mối quan hệ giữa những khó khăn và thành tựu trong cuộc sống.
  • D. Thúc đẩy sự cảm nhận sâu sắc về những mâu thuẫn và những giới hạn trong cuộc sống, khuyến khích sự vượt qua chúng.

Câu 15: Thông tin nào sau đây không chính xác về nhà thơ Thanh Thảo?

  • A. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp
  • B. Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi.
  • C. Thanh Thảo đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
  • D. Phong cách thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng

Câu 16: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca:

  • A. Bài thơ là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của tác giả về hình thức biểu đạt của thơ và dấu ấn ảnh hưởng của trường phái thơ tượng trưng, siêu thực trong văn học phương Tây
  • B. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc
  • C. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực
  • D. Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng, giàu sức gợi mở

Câu 17: Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào?

  • A. Hình ảnh đất nước được hiện lên vô cùng giản dị, gần gũi tuy “nhà dột phên không ngăn nổi gió” nhưng “vẫn yêu nhau trong từng hơi thở”.
  • B. Hình ảnh đất nước hiện lên với những khó khăn và thử thách nhưng luôn đầy hy vọng vào tương lai.
  • C. Hình ảnh đất nước hiện lên qua những kỳ tích và chiến thắng vĩ đại.
  • D. Hình ảnh đất nước hiện lên với sự đau thương, mất mát trong chiến tranh.

Câu 18: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Riêng nhưng câu thơ

Còn xanh

Riêng những bài hát

Còn xanh”

  • A. Điệp cấu trúc
  • B. Điệp ngữ
  • C. Đảo ngữ
  • D. Ẩn dụ

Câu 19: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

  • A. Tiếng Hán
  • B. Tiếng Pháp
  • C. Tiếng Anh
  • D. Tiếng Nga 

Câu 20: Việc sử dụng tiếng Việt của hai tầng lớp chủ yếu nào đã tạo nên sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt?

  • A. Trí thức và nông dân
  • B. Quan lại và trí thức
  • C. Quần chúng nhân dân và các nhà văn, nhà thơ
  • D. Nông dân và tầng lớp quan lại

Câu 21: Cách mạng công nghiệp 4.0 không dựa trên trụ cột nào?

  • A. Công nghệ sinh học
  • B. Vật lí
  • C. Kí thuật số
  • D. Công nghệ thông tin

Câu 22: Vandana Shiva chuyển hướng nghiên cứu sang lĩnh vực nào sau khi từ bỏ vật lý hạt nhân?

  • A. Sinh học
  • B. Môi trường
  • C. Chính sách khoa học và công nghệ
  • D. Kinh tế học

Câu 23: Cuốn sách nào sau đây KHÔNG phải của Phan Đình Diệu?

  • A. "Nghĩ suy cùng đất nước"
  • B. "Lý thuyết ôtômát và thuật toán"
  • C. "Tổng quan về công nghệ thông tin"
  • D. "Cơ sở dữ liệu phân tán"

Câu 24: "Kí hiệu, công thức, biển báo, đồ thị" thuộc loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào?

  • A. Tín hiệu của cơ thể
  • B. Tín hiệu hình khối
  • C. Tín hiệu âm thanh
  • D. Tín hiệu vị giác

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác