Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm:

  • A. Lời nói trực tiếp
  • B. Cử chỉ, ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt
  • C. Văn bản viết tay
  • D. Tin nhắn qua mạng xã hội

Câu 2: Trong bài "Đêm trăng và cây sồi," hình ảnh cây sồi gắn liền với ý nghĩa gì?

  • A. Sự hiên ngang và bền bỉ
  • B. Sự cô đơn và lạnh lẽo
  • C. Sự yếu đuối và mỏng manh
  • D. Sự hoài niệm và tiếc nuối

Câu 3: Câu nào sau đây chứa biện pháp tu từ nghịch ngữ?

  • A. "Nước non ngàn dặm ra đi"
  • B. "Cái chết nhẹ tựa lông hồng"
  • C. "Trời hôm nay đẹp quá"
  • D. "Trẻ em như búp trên cành"

Câu 4: Khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (7-1920), Nguyễn Ái Quốc đã

  • A. khẳng định được con đường duy nhất để giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
  • B. giải quyết triệt để tình trạng khủng hoảng về tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  • C. khắc phục triệt để những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối.
  • D. hoàn chỉnh lí luận về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Câu 5: Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh.
  • B. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Nhật Bản xâm chiếm các nước Đông Nam Á.
  • D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 6: Hai câu thơ đầu giúp ta hình dung tâm trạng của người như nào?

  • A. người đang bị giam trong tù với tâm trạng lo nghĩ, thất vọng
  • B. ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên
  • C. Buồn bã khi không thể hưởng trọn vẹn niềm vui hoà mình với thiên nhiên
  • D. Có những suy tư, lo lắng cho con đường cách mạng của minh

Câu 7: Ý nghĩa của câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” là gì?

  • A. Khen ngợi những việc làm của quan lại Lai Tân.
  • B. Ca ngợi sự cần mẫn “làm công việc” của huyện trưởng.
  • C. Thể hiện sự phê phán, mỉa mai của tác giả.
  • D. Phản ánh hiện thực xã hội Lai Tân thái bình

Câu 8: Vi hành được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Những bức thư gửi em họ
  • B. Những bức điện gửi cô em họ
  • C. Những bức thư gửi cô em gái
  • D. Những bức thư gửi cô em họ

Câu 9: Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ nói mỉa trong câu sau là gì:

Hẩu lố, mét xì thông mọi tiếng

Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.

  • A. Yếu tố nhại.
  • B. Có sự xuất hiện của những từ, cụm từ vốn thể hiện đánh giá tiêu cực về đối tượng.
  • C. Có sự pha trộn đáng ngờ giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.
  • D. Nêu những tình huống, điều kiện phi lí gắn với khả năng hành động, sự việc đang được nói đến.

Câu 10: Niềm "hạnh phúc" của "tang gia" ở trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng là:

  • A. Đây là dịp để khoe khoang "đẳng cấp" của gia đình.
  • B. Trút được gánh nặng nuôi nấng, phụng dưỡng cụ cố tổ.
  • C. Đám con cháu được chia của theo di chúc.
  • D. Gia đình có dịp để mời mọc mọi người quen biết.

Câu 11: Lúc "hạ huyệt" cụ tổ, Xuân Tóc Đỏ "chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó" cái gì? (Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng)

  • A. Cái giấy bạc ba đồng gấp tư.
  • B. Cái giấy bạc năm đồng gấp tư.
  • C. Tờ bạc một đồng gấp tư.
  • D. Tờ giấy bạc hai đồng gấp tư.

Câu 12: Tác phẩm đánh dấu bước chân của Bảo Ninh trong làng văn Việt Nam là:

  • A. Nỗi buồn chiến tranh
  • B. Lan man trong lúc kẹt xe
  • C. Trại bảy chú lùn
  • D. Chuyện xưa kết đi, được chưa?

Câu 13: Nhân vật chính trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là ai?

  • A. Nhân vật Phương
  • B. Người đàn bà câm
  • C. Nhân vật Kiên
  • D. Nhân vật Hòa

Câu 14: Ý nào sau đây đúng khi nói về sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi?

  • A. Sử dụng lời đối thoại, độc thoại: để thâm nhập và phản ánh dòng suy tư, cảm xúc của nhân vật một cách chính xác, khúc chiết và đầy tinh tế, khiến cho nhân vật của có một chiều sâu tâm lý, một sự đầy đặn về tầm hồn và một tầm cao trí tuệ khó quên.
  • B. Sử dụng lời đối thoại, độc thoại: để thể hiện mâu thuẫn giữa các nhân vật và tạo kịch tính cho câu chuyện.
  • C. Sử dụng lời đối thoại, độc thoại: để làm rõ bối cảnh lịch sử và xã hội trong đoạn trích.
  • D. Sử dụng lời đối thoại, độc thoại: để phát triển cốt truyện một cách nhanh chóng và rõ ràng.

Câu 15: Trong các câu sau, câu nào sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ?

  • A. Hạnh phúc đến từ những điều giản dị
  • B. Vô tri bất mộ (Không biết thì không ham)
  • C. Càng học càng thấy mình ngu
  • D. Học ăn học nói học gói học mở

Câu 16: Đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của Thanh Thảo cho nền văn học là ở lĩnh vực:

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Thơ ca
  • D. Phê bình văn học

Câu 17: Nội dung của khổ thơ thứ hai và thứ ba trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là gì?

  • A. Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca và nỗi đau xót, tiếc thương của tác giả.
  • B. Nỗi đau đớn xót xa khi sự nghiệp đấu tranh và những nỗ lực cách tân nghệ thuật của Lor-ca không có ai tiếp tục.
  • C. Suy tư về cách ra đi, sự giải thoát của Lor-ca.
  • D. Tái hiện hình ảnh Lor-ca trong bối cảnh không gian văn hóa mang đậm chất Tây Ban Nha.

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng khi nói về Trần Vàng Sao?

  • A. Ngày 12 tháng 11 năm 2021, tập thơ Buổi trưa giữa đường tôi ngồi núp mưa được trao thưởng Giải thưởng sách Quốc gia 2021.
  • B. Trong sáng tác của Trần Vàng Sao luôn xuất hiện những bóng hình của con người, sự vật bé nhỏ có mảnh đời khốn khổ ở nơi làng quê.
  • C. Thơ của Trần Vàng Sao mang theo điệu nói tựa như chính tác giả nói lên thành thơ chứ không còn là chắp bút viết nên những câu thơ.
  • D. Là người con xứ Huế thân thương, thế nên mỗi khi lời thơ cất lên, mang theo giọng điệu huế gốc, đặc biệt, cuốn hút những cũng vẫn hết sức tự nhiên.

Câu 19: Nêu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ?

  • A. Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài, không bị thời gian hủy hoại.
  • B. Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người, không có gì là vĩnh cửu, là tồn tại mãi mãi
  • C. Khuyên người đọc phải biết trân trọng thời gian, trân trọng quá khứ
  • D. Khuyên người đọc phải biết yêu hết mình khi còn thanh xuân, còn tuổi trẻ

Câu 20: Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc về ai?

  • A. Học sinh
  • B. Giáo viên
  • C. Nhà ngôn ngữ học
  • D. Toàn xã hội

Câu 21: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong khi nói hoặc viết, ý nào sau đây không phù hợp?

  • A. Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt.
  • B. Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp
  • C. Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp.
  • D. Tiếp thu và sử dụng những yếu tố ngôn ngữ từ nước ngoài để khẳng định bản thân

Câu 22: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) dựa trên:

  • A. Sản xuất cơ khí
  • B. Sản xuất tự động hóa
  • C. Sản xuất theo dây chuyền
  • D. Sự tích hợp và hội tụ của nhiều công nghệ

Câu 23: Vandana Shiva cho rằng việc gì có thể làm cho con người "què quặt"?

  • A. Phát triển công nghệ
  • B. Để mất đi khả năng tái tạo của mình
  • C. Học hỏi từ văn hóa phương Tây
  • D. Sống xa rời thiên nhiên

Câu 24: Tin học có đóng góp gì vào sự tiến bộ khoa học?

  • A. Giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn
  • B. Tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác giữa các nhà khoa học
  • C. Cung cấp cả phương pháp mới và công cụ mới
  • D. Hỗ trợ trong việc phân tích số liệu thống kê

Câu 25: "Thị lườm hắn" là ví dụ về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào?

  • A. Tín hiệu âm thanh
  • B. Tín hiệu của cơ thể
  • C. Tín hiệu hình khối
  • D. Tín hiệu mùi hương

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác