Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc góp phần mở đường cho phong trào cách mạng Việt Nam?

  • A. Bản án chế độ thực dân Pháp
  • B. Nhật ký trong tù
  • C. Tuyên ngôn độc lập
  • D. Đường Kách Mệnh

Câu 2: Tuyên ngôn độc lập được đọc vào thời gian nào?

  • A. Ngày 19/8/1945
  • B. Ngày 2/9/1945
  • C. Ngày 11/9/1945
  • D. Ngày 5/9/1945

Câu 3: Nói mỉa là biện pháp tu từ gì?

  • A. Dùng lời nói để nói thẳng ý của mình
  • B. Dùng lời nói để ám chỉ một ý trái ngược
  • C. Dùng lời nói nhằm khen ngợi trực tiếp
  • D. Dùng lời nói để diễn đạt ý nghĩa bóng bẩy

Câu 4: “Cuộc đời 79 mùa Xuân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại” là lời phát biểu của ai trong bài diễn văn tại Lễ kỉ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Nguyễn Phú Trọng.
  • B. Trần Phú.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Lê Hồng Phong.

Câu 5: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
  • B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
  • C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
  • D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Câu 6: Từ “chong đèn” trong câu “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc” có nghĩa gì?

  • A. Đốt bàn đền để hút thuốc phiện.
  • B. Đốt đèn để đọc sách vào đêm khuya.
  • C. Cầm ngọn đèn đứng gác.
  • D. Chong đèn để tránh bóng đêm

Câu 7: Xét về mặt nghệ thuật thì “Lai tân” thành công nhất ở:

  • A. Nghệ thuật miêu tả nhân vật
  • B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
  • C. Nghệ thuật miêu tả
  • D. Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ

Câu 8: Vi hành được viết bằng ngôn ngữ nào?

  • A. Tiếng Pháp
  • B. Tiếng Hán
  • C. Tiếng Việt
  • D. Tiếng Anh

Câu 9: Tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa trong câu văn sau: Công chúng luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.

  • A. Thể hiện sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử.
  • B. Phê phán nhà vua bởi ông dùng quyền lực của mình không đúng chỗ, cơn thịnh nộ ấy đang khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười.
  • C. Thể hiện sự uy nghiêm của vị vua Xiêm.
  • D. Nhấn mạnh sự tức giận của đức vua Xiêm, một người quyền cao chức trọng giống như một con rồng, một vị thiên tử đồng thời phê phán nhà vua bởi ông dùng quyền lực của mình không đúng chỗ, cơn thịnh nộ ấy đang khiến đức vua trở nên thiếu uy quyền và trở nên nực cười.

Câu 10: "Tang gia" trong Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng chỉ "bối rối" vì chuyện gì?

  • A. Vì chưa mời được luật sư đến chứng kiến việc thực hiện di chúc của cụ cố tổ.
  • B. Vì cái chết của cố tổ không rõ ràng.
  • C. Vì chưa chọn được ngày cử hành đám tang.
  • D. Vì việc hôn nhân của Tuyết.

Câu 11: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Vũ Trọng Phụng?

  • A. Kỹ nghệ lấy Tây.
  • B. Giông tố.
  • C. Một bữa no.
  • D. Cơm thầy cơm cô.

Câu 12: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về tác giả Bảo Ninh?

  • A. Bảo Ninh sinh năm 1952 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Ninh.
  • B. Bảo Ninh sinh năm 1952 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Bình.
  • C. Bảo Ninh sinh năm 1951 tên khai sinh là Hoàng Văn Phương, quê tỉnh Quảng Ngãi.
  • D. Bảo Ninh sinh năm 1950 tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, quê tỉnh Quảng Trị.

Câu 13: Nỗi buồn chiến tranh thuộc thể loại nào?

  • A. Kịch
  • B. Truyện ngắn
  • C. Phóng sự
  • D. Tiểu thuyết

Câu 14: Trên đường về nhà, An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống đó là gì?

  • A. An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới: Không thể chỉ đắm chìm trong đau khổ, cần phải vượt lên sự cô đơn, không phải chỉ sống vì mình mà phải biết sống vì người khác.
  • B. An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới: Tìm thấy niềm vui trong công việc và sự nghiệp.
  • C. An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới: Tìm thấy hạnh phúc trong gia đình và tình yêu.
  • D. An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới: Tìm thấy sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn.

Câu 15: Câu nào sau đây là ví dụ về nghịch ngữ trong văn học?

  • A. Trong cái rủi có cái may (Tục ngữ)
  • B. Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông (Nguyễn Bá Học)
  • C. Bàn tay ta làm nên tất cả (Trích Bài ca người lao động - Tố Hữu)
  • D. Ngày mai trời lại sáng (Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Câu 16: Trong khổ thơ đầu của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, không gian văn hóa mang đậm chất Tây Ban Nha không được gợi lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

  • A. Tiếng đàn ghi ta.
  • B. Hình ảnh người kị sĩ trên yên ngựa.
  • C. Hình ảnh áo choàng của người kị sĩ.
  • D. Hình ảnh cô gái Di-gan. 

Câu 17: Sự khác biệt giữa hai hình ảnh "vầng trăng chuyếnh choáng" trong phần đầu và hình ảnh "giọt nước mắt vầng trăng" trong phần cuối bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là gì?

  • A. trong phần đầu bài thơ là hình ảnh vầng trăng tươi đẹp trong quá khứ còn vầng trăng trong phần sau là vầng trăng của hiện tại.
  • B. trong phần đầu là vầng trăng của lí tưởng nghệ thuật,  ước mơ và khao khát tự do còn ở phần sau là hình ảnh hiện thực nghiệt ngã và khốc liệt.
  • C. trong phần đầu, vầng trăng là nguồn cảm hứng sáng tạo, là bạn tri âm, bạn đồng hành của người thi sĩ nhưng đến phần sau đã chuyển thành vầng trăng đau thương và chia biệt.
  • D. trong phần đầu là vầng trăng tự do, say mê sáng tạo còn vầng trăng trong phần sau là vầng trăng bị giam hãm, vây bọc.

Câu 18: Đâu không phải bút danh của tác giả Trần Vàng Sao?

  • A. Nguyễn Thiết
  • B. Lê Văn Sắc
  • C. Nhất Lang
  • D. Trần Sao

Câu 19: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thời gian là?

  • A. Khi Văn Cao vừa gia nhập Việt Minh
  • B. Khi tuổi đã xế chiều, lúc này Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn
  • C. Khi Tiến quân ca được chọn làm Quốc ca chính thức 
  • D. Khi Văn Cao đã trải qua nhiều biến cố và sự thay đổi trong cuộc đời, khi ông đang ở giai đoạn trưởng thành và chiêm nghiệm sâu sắc về thời gian và cuộc sống.

Câu 20: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên sử dụng từ ngữ nước ngoài thay cho từ thuần việt?

  • A. Tôi phải vào toilet một chút.
  • B. Ca sĩ có nhiều fan hâm mộ nhất hiện nay là ai?
  • C. Cô ấy đã trở thành ca sĩ thần tượng của tuổi teen
  • D. Lập trình viên là một nghề hot nhất hiện nay.

Câu 21: Trong những câu dưới đây, câu nào sử dụng từ ngữ đúng chuẩn mực?

  • A. Chồng mất, một mình chị bươn trải kiếm sống, nuôi 3 đứa con.
  • B. Các bạn học sinh đang vui chơi.
  • C. Hôm nay mình quá happy vì fan quá crazy.
  • D. Yếu điểm của bạn Hà là không có lập trường riêng.

Câu 22: Đâu không phải là vai trò của đội ngũ tri thức khoa học – công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 được đề cập đến trong văn bản?

  • A. Tiên phong trong việc nghiên cứu,  học tập và quán triệt sâu sắc.
  • B. Gương mẫu, say mê trong việc áp dụng những tiến bộ.
  • C. Đảm nhận sứ mệnh lịch sử định hướng, nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội.
  • D. Đảm bảo sự ổn định của hệ thống công nghệ hiện tại

Câu 23: Van-đa-na Xi-va tán thành điều gì về lao động của phụ nữ?

  • A. Phụ nữ cần được trả lương công bằng cho tất cả các loại công việc họ thực hiện.
  • B. Bất kể tính theo tiêu chuẩn nào – thời gian, năng lượng hay lao động – thì phụ nữ vẫn là động lực làm cho xã hội và nền kinh tế hoạt động.
  • C. Lao động của phụ nữ chủ yếu là không được công nhận và thường bị coi nhẹ so với lao động của nam giới.
  • D. Phụ nữ nên được khuyến khích để tham gia vào các lĩnh vực khoa học và công nghệ hơn là các công việc truyền thống.

Câu 24: âu văn nào nêu quan điểm của tác giả về ngành Tin học?

  • A. Tôi nhớ cách đây chưa lâu, không ít nhà khoa học tuy xem trọng tác dụng của máy tính nhưng vẫn không xem Tin học là một ngành khoa học. Điều đó không phải là không có lí do của nó. 
  • B. Máy tính thì có công cụ rõ ràng, nhưng Tin học phải chăng chỉ là để giúp người ta biết dùng máy tính, và vì vậy là một công cụ, một phương tiện hỗ trợ cho Toán học và các khoa học khác khi sử dụng máy tính? 
  • C. Đúng là khoa học máy tính, giai đoạn khởi đầu cho ngành Tin học, đã nảy sinh từ sự ra đời của máy tính, nhưng trải qua mấy thập niên phát triển, cùng với những tiến bộ cực kì nhanh chóng của công nghệ máy tính và truyền thông, ngành Tin học đã qua bao lần tiến hoá, thay đổi và bổ sung nhiều nội dung mới để trở thành một ngành khoa học thực sự phong phú và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
  • D. Máy tính điện tử ra đời trên cơ sở kết hợp các thành tựu của nhiều ngành khoa học và kĩ thuật khác nhau, đặc biệt là của Toán học và Kĩ thuật điện.

Câu 25: Đâu KHÔNG phải là chức năng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?

  • A. Thay thế ngôn ngữ
  • B. Bổ sung ý nghĩa cho ngôn ngữ
  • C. Điều chỉnh giao tiếp
  • D. Thay đổi ngữ pháp

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác