Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Hoàng Ngọc Hiến)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Hoàng Ngọc Hiến). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ TÁC DỤNG CHIỀU SÂU TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH VĂN HÓA CON NGƯỜI

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Nhận biết, phân tích được nội dung và vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo, mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết; mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; các biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định, cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Biết tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên cứu.

- Viết được bài văn nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ.

- Nghe và nắm bắt được nội dung, quan điểm của bài thuyết trình về một vấn đề văn học. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.

- Biết quý trọng và phát huy truyền thống yêu nước, khát vọng tự do của dân tộc, hiểu đúng giá trị và tác dụng của văn học đối với đời sống tâm hồn con người.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Hoàng Ngọc Hiến (1930 -2011)

- Quê quán: Làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

- Nghề nghiệp: nhà lý luận phê bình, dịch giả văn học Việt Nam đương đại, nguyên hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du.

- Sau năm 1945, ông cùng gia đình đi tản cư sau đó đến học Trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô.

- Năm 1959, ông làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công Tiến sĩ Văn học chuyên ngành lý luận, phê bình.

- Năm 1987, ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

b. Sự nghiệp và tác phẩm chính

- Các tác phẩm nổi tiếng: Văn học Xô Viết đương đại, Văn học gần và xa,….

Phong cách sáng tác:

+ Xoay quanh thể loại khảo cứu và phê bình, nổi tiếng với khái niệm “văn học phải đạo” nhằm nói về văn học chính thống xã hội chủ nghĩa.

+ Ông chủ yếu nghiên cứu và phê bình về văn học trong thời đại, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và kết luận trong những sáng tác của ông.

2. Tác phẩm

Văn bản Văn học và tác dụng chiều sau trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người được in trong Triết lí văn hóa và triết luận văn chương, NXB Giáo dục 2006. 

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Phân tích nhan đề, mục đích chính của văn bản “Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người” 

a. Mục đích chính của việc đặt tên nhan đề văn bản:

+ Giúp người đọc nhận thức được giá trị của văn học gắn với việc đọc sách.

+ Thể hiện tầm quan trọng của văn học trong việc phát triển và xây dựng nhân cách của mỗi con người.

b. Nội dung chính của từng phần:

+ Phần 1: Sự khác biệt giữa xem truyền hình và đọc sách.

+ Phần 2: Vai trò quan trọng của văn học và nghệ thuật.

+ Phần 3: Văn học nghệ thuật với chức năng giáo dục đa năng lực.

2. Xác định vấn đề trọng tâm và cách lập luận của văn bản

a. Vấn đề trọng tâm của văn bản

Vấn đề trọng tâm của văn bản: tác dụng, giá trị của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi con người.

- Cách phân tích của tác giả Hoàng Ngọc Hiến đi theo một trật tự lập luận logic vô cùng chặt chẽ, mỗi phần đều có sự liên kết với nhau:

+ Phần mở đầu: nói về vị thế của văn học ngày nay khi có sự cạnh tranh với truyền hình. Tiếp đó, so sánh sự khác nhau giữa việc xem truyền hình và đọc sách qua tiêu chí: khả năng tiếp nhận, khả năng ghi nhớ. Từ đó, khẳng định giá trị của việc đọc sách.

+ Phần thứ hai: Tập trung phân tích những giá trị mà văn học mang lại qua việc so sánh với khoa học và đưa ra những dẫn chứng cụ thể, thực tế. Nêu lên mối quan hệ giữa thực tiễn và tư tưởng từ đó nhấn mạnh sự cải cách tiến bộ của con người là cần có sự chuẩn bị.

+ Phần cuối: Đánh giá, nhận xét khả năng giáo dục của văn học nghệ thuật với những năng lực: năng lực cảm nhận sự thật, cảm nhận những nỗi đau nhân tình, cảm nhận cái đẹp. 

  1. Phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản 

- Để tăng tính phủ định:

+ Dùng các từ phủ định: không phải, chẳng, không,…

+ Dùng các câu phủ định: “Tuy nhiên, riêng tôi, đã được xem và thực sự thích thú với nhiều bộ phim…”; “Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí con người…”, “Nhưng có một quan niệm khác về chức năng giáo dục…”, “Nhưng chỉ nói đến giáo dục đạo đức thì quá ít…”

- Để tăng tính khẳng định:

+ Dùng các từ khẳng định: phải, thì, chính, chỉ….

+ Dùng các câu khẳng định: “Văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu…”, “Đọc sách thì rất khác. Phải có nỗ lực của trí tuệ…”, “Truyền hình có thể lấn át văn hóa đọc nhưng cũng chính truyền hình sẽ hỗ trợ văn hóa…”, “Chỉ tham gia vào thực tiễn xã hội con người mới..”

→ Việc sử dụng các biện pháp làm tăng tính phủ định và khẳng định góp phần thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của người viết về vấn đề: giá trị của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi người.

  1. Cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản

- Trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, để phân tích tác động của văn học đối với sự hình thành và phát triển nhân cách văn hóa của con người, tác giả đã đưa triển khai các luận điểm vô cùng cụ thể với các lập luận khi sử phương pháp phân tích văn học, đưa ra các lời nói của nhà triết học, nhà thơ đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể cho từng ý kiến. Cụ thể trong phần 1, khi bàn về sự khác nhau giữa truyền hình và đọc sách:

+ Đưa ra các lập luận về ưu điểm, nhược điểm của việc xem truyền hình và đọc sách.

+ Đưa ra ví dụ minh họa cho lập luận về việc khả năng ghi nhớ của xem truyền hình và đọc sách “Cách đây không lâu, tôi xem trên truyền hình bộ phim Tây sương kí lúc xem thấy vui vui, có những đoạn lí thú nhưng xem xong …về câu thơ này”.

+ Tác giả sử dụng thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh đối chiếu… để nhấn mạnh sự khác nhau giữa xem truyền hình và đọc sách từ đó nói về giá trị của việc đọc sách.

- Ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản được sử dụng nhiều nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm: 

Tuy nhiên, riêng tôi, đã được xem và thực sự thích thú với nhiều bộ phim, nhưng điểm lại…”, “không phải hình ảnh nghe nhìn mà chữ và ngôn từ mới tạo ra cốt vững chãi cho trí tuệ, “Và chăng, nói như Mai-a-cốp-xki..”,..

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Vai trò của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi con người.

2. Nghệ thuật

+ Lập luận chặt chẽ giàu tính thuyết phục.

+ Sử dụng nhiều biện pháp nhằm tăng tính phủ định, khẳng định cho văn bản.  


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CD bài 5: Văn học và tác dụng chiều, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Văn học và tác dụng chiều, Ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều bài 5: Văn học và tác dụng chiều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác