Soạn Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Tự đánh giá Hẹn hò với định mệnh (Trích Diễn văn Độc lập – Gia-oa-hác-lan Nê-ru)

Soạn văn bài 5: Tự đánh giá Hẹn hò với định mệnh (Trích Diễn văn Độc lập – Gia-oa-hác-lan Nê-ru) sách Ngữ văn 12 Cánh diều tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 cánh diều chương trình mới

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Đọc đoạn văn bản sau, chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và trả lời các câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10).

Câu 1: Mục đích chính của văn bản Hẹn hò với định mệnh là gì?

A. Nhắc lại những trang lịch sử đấu tranh oai hùng của nhân dân Ấn Độ

B. Kể lại câu chuyện về những người con vĩ đại của đất nước Ấn Độ

C. Nêu lên nỗi đau về một thời kì đau thương của người Ấn Độ

D. Tuyên bố về quyền độc lập, tự do của đất nước Ấn Độ

Câu 2: Ý nào sau đây là điểm giống nhau giữa văn bản Hẹn hò với định mệnh của Nê-ru và tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh?

A. Khẳng định với thế giới về quyền độc lập của đất nước

B. Thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân lao động

C. Nêu lên hiện trạng đói nghèo và lạc hậu của đất nước

D. Giới thiệu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

Câu 3: Câu văn nào sau đây sử dụng hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt cảm xúc?

A. Chúng ta đang tận hưởng sự tự do đó, dù xung quanh ta vẫn còn nhiều đau khổ, và nhiều người bị khó khăn bủa vây.

B. Nhiều thế kỉ trôi qua đã chứng kiến cuộc đấu tranh của dân tộc này, cùng với những thăng trầm của thành công và thất bại 

C. Tương lai không phải là sự nhàn nhã, mà là cuộc đấu tranh không ngơi nghỉ, để chúng ta có thực hiện trọn vẹn những lời hứa.

D. Một ngôi sao mới đang tỏa sáng, ngôi sao của tự do ở phương Đông, một niềm hi vọng mới vừa chào đời, một khát vọng được ấp ủ từ lâu đang trở thành hiện thực.

Câu 4: “Song chúng ta sẽ đi đâu và làm gì? Ấy là mang tự do và cơ hội đến cho mọi người, cho người nông dân cũng như công nhân Ấn Độ; ấy là đấu tranh và chấm dứt đói nghèo; ngu dốt và bệnh tật; ấy là kiến tạo một đất nước phồn vinh, dân chủ và tiến bộ…”

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên?

A. So sánh và hoán dụ

B. Liệt kê và điệp

C. Nhân hóa và hoán dụ

D. Hoán dụ và điệp

Câu 5: Nhân vật nào được tác giả coi là “hiện thân của tinh thần Ấn Độ”?

A. Gan-đi – kiến trúc sư của sự tự do

B. Những người tình nguyện vô danh

C. Những người lính của tự do

D. Những người bất hạnh không thể chia sẻ tự do

Câu 6: Theo em, nội dung chính của văn bản Hẹn hò với định mệnh là gì?

Câu 7: Xác định luận đề của văn bản Hẹn hò với định mệnh.

Câu 8: Chỉ ra màu sắc biểu cảm và chất hùng biện thể hiện trong văn bản này.

Câu 9: Dẫn ra câu văn mang tính khẳng định và câu văn mang tính phủ định trong văn bản.

Câu 10: Em thích nhất đoạn văn nào trong văn bản? Vì sao?

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu 1: Trình bày tóm tắt văn bản Hẹn hò với định mệnh

Câu 2: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Hẹn hò với định mệnh

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải SGK Ngữ văn 12 Cánh diều tập 1, Giải chi tiết Ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều mới, Soạn ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Tự đánh giá Hẹn hò với

Bình luận

Giải bài tập những môn khác