Siêu nhanh soạn bài Giữ gìn và phát triển tiếng Việt Văn 12 Cánh diều tập 2

Soạn siêu nhanh bài Giữ gìn và phát triển tiếng Việt Văn 12 Cánh diều tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 12 Cánh diều tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 12 Cánh diều tập 2 phù hợp với mình.

BÀI 8

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT

Câu hỏi 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

  1. Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì?

  2. Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay?

Giải rút gọn:

a. 

- Phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt vì: 

+ Bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt

+ Ngôn ngữ là biểu hiện sinh động của văn hóa, lâu đời và gắn liền với sự phát triển của con người từ trước đến nay và từ nay về sau. 

- Nội dung nhiệm vụ: 

+ “Khi nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì trước hết cần thấy rằng… cho tiếng Việt là tiếng Việt.”

+ Trong bối cảnh thời đại ngày nay, “tiếng Việt phải có những chuẩn bị, những thay đổi…. đến sự giàu đẹp của nó.”

b. 

- Ngôn ngữ phát triển là sự xuất hiện của nhiều ngôn ngữ du nhập vào trong một quốc gia, không phân biệt đó là loại ngôn ngữ gì, bình đẳng về từ ngữ, không ràng buộc bởi khuôn khổ và trở thành thứ tiếng cần để mọi người có thể giao tiếp tốt hơn.

-  Ý nghĩa: 

+ Bảo đảm sự đa dạng về văn hóa và giúp các nền văn hóa có thể giao thoa, trao đổi với nhau.

+ Tăng cường hợp tác, xây dựng xã hội tri thức toàn diện, bảo tồn các di sản văn hóa và tạo điều kiện tiếp cận với một nền giáo dục có chất lượng cho mọi người.

+ Tiếng Việt có nhiều cơ hội tiếp thu được nhiều yếu tố mới và tiến bộ làm cho tiếng Việt trở nên giàu có.

Câu hỏi 2: Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực.

Giải rút gọn:

- Sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng: khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. 

- Những câu nói không hề có âm sắc, những từ ngữ mà chỉ có giới trẻ mới hiểu. 

Câu hỏi 3: Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học.

Giải rút gọn:

Trong bài thơ Tiếng Việt, nhà thơ Lưu Quang Vũ viết:

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như há

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

- Đoạn thơ trên nói về sự đa dạng phong phú của thanh điệu tiếng Việt:

+ Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ hay, giàu âm điệu nhưng cũng rất khó bởi hệ thống thanh điệu với 6 dấu thanh

+ Những thanh điệu này khiến cho lời nói có giai điệu gợi hình, gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu xa, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của cuộc sống

+ Cũng nhờ có dấu thanh mà tiếng nói trầm bổng như bản nhạc tha thiết, nói nghe như hát 

=> Mỗi lời nói cũng giống như lời hát thì thầm, trầm bổng vang vọng giữa đất trời, ấy là nhờ sự giàu có, phong phú của thanh điệu Tiếng Việt. 

- Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ và phát triển Tiếng Việt.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 12 Cánh diều tập 2 bài Giữ gìn và phát, Soạn bài Giữ gìn và phát Văn 12 Cánh diều tập 2, Soạn siêu nhanh bài Giữ gìn và phát Văn 12 Cánh diều tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác