Siêu nhanh soạn bài Tháng Tư Văn 12 Cánh diều tập 2

Soạn siêu nhanh bài Tháng Tư Văn 12 Cánh diều tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 12 Cánh diều tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 12 Cánh diều tập 2 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8

TỰ ĐÁNH GIÁ: THÁNG TƯ

Câu hỏi 1: Phương án nào nêu đúng và đầy đủ nhất những biến đổi của thiên nhiên, đất trời khi tháng Tư đến?

  1. Những cánh hoa mới nở tạo thành những chùm hoa rực rỡ

  2. Mặt Trời đã bắt đầu chiếu những tia nắng chói chang, gay gắt

  3. Đất đai trở nên màu mỡ hơn; những khu vườn đã ríu rít chim muông

  4. Những dòng sông ào ạt cuốn phăng mọi thứ ra biển

  5. Những cánh đồng căng tràn nhựa sống

A. 1-2-3                       B. 1-2-4                       C. 2-3-4                      D. 2-3-5

Giải rút gọn:

Đáp án: D

Câu hỏi 2: Trong những biến đổi của thiên nhiên, đất trời, dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi rõ ràng của thời tiết?

  1. Ông Mặt Trời đủ đầy đến gay gắt

  2. Đất mỡ màu ngủ lịm dưới bóng râm

  3. Cánh đồng vạm vỡ tuổi hai mươi

  4. Những dòng sông lững thững đi ra biển

Giải rút gọn:

Đáp án: A

Câu hỏi 3: Với nhân vật trữ tình, “chuyện tưởng xong rồi” mà hóa ra lại chưa xong khi tháng Tư đến là gì?

A. Chiều nay ngọn gió bất ngờ cơn mưa bất chợt

Nắng sau mưa óng ánh đến nghi ngờ

B. Những khu vườn đã ấm tổ chim

Cành cây trĩu những lời trống mái

C. Tháng Tư về yên tĩnh lòng tôi

Bầy ong khép vòng bay cần mẫn

D. Lứa quả đầu mùa vừa hết ngày non dại

Xanh lên tin tưởng dưới bầu trời

Giải rút gọn:

Đáp án: A

Câu hỏi 4: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng hơn ba lần trong văn bản thơ trên?

A. So sánh                                                        B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa                                                     D. Đảo ngữ

Giải rút gọn:

Đáp án: C

Câu hỏi 5: Câu thơ nào cho thấy sự hòa phối của các giác quan trong cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên, đất trời?

A. cây đủ lá cánh hoa rơi vào đất

B. cành cây trĩu những lời trống mái

C. bầy ong khép vòng bay cần mẫn

D. nắng sau mưa óng ánh đến nghi ngờ

Giải rút gọn:

Đáp án: B

Câu hỏi 6: Thái độ, cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nhận ra những biến chuyển bất ngờ của thiên nhiên là gì? Điều đó cho thấy đặc điểm nào thường thấy trong đời sống tâm hồn của con người?

Giải rút gọn:

- Với sự chuyển biến của thiên nhiên đã khiến nhân vật trữ tình cảm thấy hân hoan, sung sướng khi chào đón thời khắc chuyển giao 

=> sự hài lòng và yêu thương đối với cuộc sống. 

- Trong đời sống của con người, họ thường thích tận hưởng những khoảnh khắc ngọt ngào của cuộc sống, muốn sống chậm để tận hưởng và cảm nhận những điều thi vị của cuộc sống nhiều hơn

Câu hỏi 7: Em hiểu câu thơ cuối bài thơ thế nào? Vì sao?

Giải rút gọn:

“tôi như cây sau bất chợt cơn mưa”

- Ngọn gió bất ngờ đưa đến cơn mưa bất chợt, như là một biểu tượng của sự thay đổi không lường trước được trong cuộc sống. 

- Thử thách, khó khăn luôn rình rập xung quanh chúng ta, ta không được né tránh mà hãy cứ mạnh dạn đối diện với chúng  

- Sau cơn mưa trời lại sáng, điều tốt đẹp luôn ở phía trước sau những bão giông thất thường.

=> Cảm giác của tôi như là một phần của tự nhiên, kết nối mạnh mẽ với môi trường xung quanh và chấp nhận sự thay đổi như một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Câu hỏi 8: Hãy lý giải tác dụng của một hình ảnh hoặc một biện pháp tu từ trong bài thơ mà em thấy đặc sắc

Giải rút gọn:

- Nghệ thuật nhân hóa “đất” “ngủ lịm” trong câu thơ “đất mỡ màu ngủ lịm dưới bóng râm”.

- Tác dụng: 

+ Làm cho câu văn trở nên hay, sinh động, giàu sức biểu cảm. 

+ Mặc dù ánh sáng mặt trời lấp lánh trên bề mặt đất, nhưng đây cũng là lúc cây cỏ và đất đều hòa mình vào sự ấm áp của mùa xuân, đất giống như một con người, yên tâm ngủ 1 giấc thật ngon trong sự yêu thương, ấm áp, bao bọc và ở đây đó là sự che chở của bà mẹ thiên nhiên

=> những năng lượng tích cực và đầy sức sống của thiên nhiên, một thiên nhiên tràn ngập ánh sáng và sắc màu. 

Câu hỏi 9: Em có nhận xét gì về cấu tứ, hình thức của dòng thơ, câu thơ? Văn bản có những cách kết hợp từ nào khác lạ? Hãy chỉ ra tác dụng của sự kết hợp ấy.

Giải rút gọn:

- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do

- Các chữ cái đầu dòng không được viết hoa, dòng thơ không tuân theo quy tắc về cấu trúc câu thơ, số âm tiết, hoặc nguyên tắc về điệu vần. 

- Các câu thơ tuy dài ngắn khác nhau nhưng được sắp xếp theo thứ tự logic đã thể hiện được sự yên bình và tươi đẹp của thiên nhiên

- Sự đặc sắc trong cách dùng từ khi ông không sử dụng từ theo cách thông thường mà ông đã viết ngược lại từ trong bài thơ của mình.

=> nhấn mạnh ý thơ, tạo ra sự khác biệt để thu hút người đọc chú ý vào từ ngữ đó đồng thời nhấn mạnh vào hình ảnh thiên nhiên đầy sinh động và tươi đẹp mà tác giả đang muốn nhắc tới. 

Câu hỏi 10: Bài thơ đem lại cho em những chiêm nghiệm gì về cuộc sống?

Giải rút gọn:

- Trong cuộc sống, chúng ta không thể phủ nhận rằng có rất nhiều điều đẹp đẽ xung quanh chúng ta mà thường xuyên bị lãng quên hoặc coi thường. 

- Khi ta biết trân trọng những điều nhỏ nhặt mà đẹp đẽ này, ta sẽ thấy lòng mình bớt bỏ những gánh nặng và lo lắng, thay vào đó là cảm giác hạnh phúc và bình yên. 

- Hãy dành chút thời gian hàng ngày để nhìn thấy và cảm nhận những điều đẹp đẽ trong cuộc sống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 12 Cánh diều tập 2 bài Tháng Tư, Soạn bài Tháng Tư Văn 12 Cánh diều tập 2, Soạn siêu nhanh bài Tháng Tư Văn 12 Cánh diều tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác