Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4: Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ nghịch ngữ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ nghịch ngữ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NGHỊCH NGỮ: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- HS nhận biết được khái niệm, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ.

- HS hiểu và sử dụng các biện pháp tu từ nghịch ngữ phù hợp với bối cảnh.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. LÝ THUYẾT - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGHỊCH NGỮ

Khái niệm: Có sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ. người tiếp nhận có thể nhận ra ngay tính chất nghịch ngữ của cụm từ đó mà không cần phải đối chiếu nó với các cụm từ khác trong câu.

Dấu hiệu nhận biết:

+ Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.

Lưu ý: Ở nhiều tác phẩm văn học, nghịch ngữ có thể xuất hiện ở ngay nhan đề hay tên 1 số chương mục.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài 1:

a. Sử dụng các vế câu có ý nghĩa trái ngược nhau để phản ánh đặc điểm của người nông dân nghĩa sĩ: 

+ Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung >< chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

+ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm >< tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. 

- Tác dụng: Nhấn mạnh bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân trong cuộc sống đời thường khi mà những công việc quen thuộc của họ là gắn bó với ruộng đồng; đồng thời phát hiện vẻ đẹp đáng quý của họ: yêu chuộng hòa bình.

b. Sử dụng vế câu có ý nghĩa đối lập tương phản: đạn to đạn nhỏ >< manh áo vải, một ngọn tầm vông; trống kỳ >< trống giục 

- Tác dụng: Thể hiện sự đối lập, chênh lệch giữa quân trang của quân giặc và nghĩa quân Cần Giuộc: Bên kẻ thù với số lượng hùng hậu cùng vũ khí hiện đại, khả năng sát thương cao còn bên nghĩa quân Cần Giuộc chỉ có những vật dụng của nhà nông thô sơ. 

c. Sử dụng vế câu có ý nghĩa tương phản, đối lập: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc >< sống thờ vua, thác cũng thờ vua; muôn kiếp nguyện được trả thù kia >< một chữ ấm đủ đền công đó. 

- Tác dụng: Nổi bật khí phách và tinh thần quả cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của các nghĩa sĩ nông dân. Hình ảnh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành tượng đài bất tử với lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm đánh giặc.

Bài 2: Những nghịch ngữ nói lên lòng thương tiếc và sự tri ân của người dân đối với các nghĩa sĩ Cần Giuộc: 

+ Vinh >< khổ ( Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ)

+  Già >< trẻ ( Mẹ già ngồi khóc trẻ)

+ Một trận khói tan >< nghìn năm tiết rỡ

+ Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc >< sống thờ vua, thác cũng thờ vua

Bài 3: 

a. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng vế câu có ý nghĩa đối lập, tương phản với nhau: 

- “con sóng nhớ bờ >< không ngủ được”: Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Tuy nhiên, điều thú vị là ở chỗ: đã là sóng thì bao giờ cũng thức. Sống không ngủ.

- “trong mơ >< còn thức”

→  Tác dụng: Thể hiện quy luật của tình yêu khi làm nổi bật nỗi nhớ trong trái tim người con gái đang yêu- không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào cõi vô thức, xâm nhập cả vào giấc mơ.

b. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng từ ngữ có ý nghĩa đối lập, tương phản với nhau: nhắm mắt >< nhìn thấy.

→  Tác dụng: Có ý nghĩa nhắc nhở với các em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà và chỉ khi "Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.

c. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng từ ngữ có ý nghĩa đối lập, tương phản với nhau: tới >< qua; già >< non; rộng >< chật.

→  Tác dụng: Thể hiện quan niệm của tác giả về thời gian, tuổi trẻ: hữu hạn, chật hẹp và trôi chảy một đi không thể quay trở lại. Đồng thời góp phần diễn tả cảm xúc tiếc nuối, ngậm ngùi trước sự chảy trôi của thời gian, của tuổi trẻ. Qua đó đã làm hiện lên niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc của một con người. Niềm khát khao ấy thể hiện qua ước muốn níu kéo thời gian để giữ mãi tuổi thanh xuân, giữ mãi mùa xuân của đời người, để con người mãi sống trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CD bài 4: Thực hành tiếng Việt Biện pháp, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Thực hành tiếng Việt Biện pháp, Ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều bài 4: Thực hành tiếng Việt Biện pháp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác