Dễ hiểu giải Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Nói và nghe

Giải dễ hiểu bài 3: Nói và nghe. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

NÓI VÀ NGHE

TRÌNH BÀY VỀ SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM KÍ

THỰC HÀNH

Câu 1: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” (Đặng Thùy Trâm) và “Một lít nước mắt” (Ki-tô A-ya).

Giải nhanh:

Chào thầy cô và các bạn, hôm nay em xin đại diện nhóm trình bày về vấn đề so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” (Đặng Thùy Trâm) và “Một lít nước mắt” (Ki-tô A-ya).

Trần thuật là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định. Để tạo ấn tượng với người đọc, mỗi tác giả cần tận dụng nhuần nhuyễn yếu tố nghệ thuật này cho câu chuyện của mình. Thông qua việc so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả trong hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” (Đặng Thùy Trâm) và “Một lít nước mắt” (Ki-tô A-ya), ta thấy rõ hơn ý nghĩa của hiệu quả nghệ thuật này.

Về người kể chuyện, cả hai đoạn trích đều sử dụng ngôi kể thứ nhất, dưới điểm nhìn của nhân vật chính. Trong đoạn trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” người kể chuyện là bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Đây là những dòng ghi chép hàng ngày về cuộc sống nơi tuyến đầu chống Mỹ cứu nước của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Ở đoạn trích “Một lít nước mắt” là nhân vật Ki-tô A-ya – một nữ sinh trung học phổ thông người Nhật Bản. Đoạn trích là những dòng ghi chép chân thực, xúc động về suy nghĩ và cuộc sống của Ki-tô A-ya khi chống chọi với căn bệnh hiểm ngheo mang tên thoái hóa tiểu não khi mới mười năm tuổi. Cuốn nhật kí đã tái hiện khoảng thời giân chống chọi với bệnh tật của cô Aya. Từ đó, người đọc có thể nhận thấy điểm giống của hai tác giả, họ đều là những cô gái ở tuổi đôi mươi – độ tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống; sống trong hoàn cảnh vô cùng làm việc và có đời sống tình cảm giạn dị, gắn bó sâu sắc với gia đình. Ngoài ra vẫn có sự khác nhau nhất đinh giữa hai nhân vật này.

Về công việc, Thùy Trâm là bác sĩ nơi tuyến đầu cách mạng với công việc hàng ngày là  chữa trị cho những chiến sĩ bị thương trong quá trình chiến đấu và lên lớp giảng dạy lí luận y học cho học sinh còn A-ya vẫn là học sinh trung học phổ thông. Sống trong hai hoàn cảnh khác nhau nên tâm trạng của hai nhân vật cũng có sự khác biệt: Một bên là cô bác sĩ luôn nhiệt huyết; lạc quan; là cô chiến sĩ đầy dũng cảm, gan dạ, hết mình với lý tưởng của mình ngược lại với cô bé A-ya đau khổ, mệt mỏi khi phải chống chọi với căn bệnh quái ác. Dù vậy, A-ya vẫn có trong mình nghị lực sống mạnh mẽ. Về ước mơ của mỗi cô gái, trong thời đại kháng chiến diễn ra ác liệt thì nhân vật Thùy Trâm mong muốn đánh thắng giặc Mỹ, giành độc lập tự do cho tổ quốc còn ước mơ của A-ya là được sống một cuộc sống bình thường như bao học sinh khác. Để thực hiện được giấc mơ của mình, mỗi người có một lẽ sống riêng: Thùy Trâm có lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng cống hiến cho đất nước, tổ quốc và A-ya có một nghị lực sống mạnh mẽ, chiến đấu chống chọi với bệnh tật.

Xét về thủ pháp trần thuật kết hợp kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ tình. Có thể nói rằng, thủ pháp nghệ thuật này trong nhật kí của hai tác giả biển hiện vô cùng rõ ràng, xuyên suốt từ đầu đến cuối đoạn trích nhưng vẫn có điểm khác biệt đáng kể. Nhật kí Đặng Thùy Trâm sử dụng ngôn ngữ trang trọng, giàu cảm xúc và sâu sắc. Cô truyền đạt những trải nghiệm và cảm xúc của mình một cách chân thực, không giấu diếm hay tô điểm. Những dòng nhật kí của cô thể hiện sự kiên cường, quyết tâm và hy sinh vì tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Trái ngược với Đặng Thùy Trâm, Ki-tô A-ya trong “Một lít nước mắt” lại sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi. Cô chia sẻ cuộc sống hàng ngày và quá trình đấu tranh với căn bệnh quái ác một cách mộc mạc, chân thực. Những trang nhật kí của cô mang đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc về sự mạnh mẽ và kiên trì của con người trước gian nan. Nhưng dù có sự khác biệt trong phong cách trần thật, nhưng cả hai tác giả đều đã thành công trong việc tạo ra những tác phẩm nhật kí xuất sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ và tạo ra sự liên kết sâu sắc với người đọc. Họ đều đã dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt những thông điệp mạnh mẽ về tình yêu cuộc sống, lòng kiên trì và niềm hy vọng.
Qua việc phân tích trên, ta thấy được việc sử dụng nghệ thuật trần thuật trong hai đoạn trích có điểm giống và khác biệt từ đó thể hiện được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của mỗi tác phẩm.

Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được những lời góp ý từ cô và các bạn. Em cảm ơn mọi người đã lắng nghe.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác