Dễ hiểu giải Ngữ văn 12 Cánh diều: Ôn tập cuối Học kì 1

Giải dễ hiểu : Ôn tập cuối Học kì 1. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Dựa trên thông tin về các bài đã học trong sách Ngữ văn 12, tập một, hãy lập bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.

Giải nhanh:

  1. Theo thể loại

Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại

- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

- Muối của rừng

- Chiếc thuyền ngoài xa

- Hai cõi U Minh

Hài kịch

- Quan thanh tra

- Thực thi công lí

- Loạn đến nơi rồi

- Tiền tội nghiệp của tôi ơi

Nhật kí, phóng sự, hồi kí

- Nhật kí đặng thùy trâm

- Khúc tráng ca nhà giàn

- Quyết định khó khăn nhất

- Một lít nước mắt

Văn tế, thơ

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Việt Bắc

- Lưu biệt khi xuất dương

- Tây tiến

- Mưa xuân

Văn nghị luận

- Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người

- Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

- Phân tích bài thơ Việt Bắc

  1. Theo kiểu văn bản

Kiểu văn bản

Tên văn bản

Tự sự

Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Muối của rừng,..

Miêu tả

Hai cõi U Minh

Biểu cảm

Chiếc thuyền ngoài xa

Nghị luận

- Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người

- Toàn cầu hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

- Phân tích bài thơ Việt Bắc

Câu hỏi 2: Phân biệt truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại qua các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 12, tập một.

Giải nhanh:

 

TRUYỆN TRUYỀN KÌ

TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

Nội dung 

Truyện truyền kì thường xoay quanh những vấn đề đạo đức, xã hội như: công lý, lòng nhân ái, sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác,... thông qua những nhân vật phi thường, có yếu tố thần thoại, li kì và cốt truyện ly kỳ, hấp dẫn, nhiều yếu tố hoang đường, ma mị.

Truyện ngắn hiện đại có nội dung phong phú, đa dạng, phản ánh nhiều vấn đề của đời sống xã hội, con người với những nhân vật bình thường, gần gũi với cuộc sống và cốt truyện chặt chẽ, logic, thể hiện rõ ràng chủ đề của tác phẩm.

Nghệ thuật 

Truyện truyền kì sử dụng nhiều yếu tố hư cấu, hoang đường, ma mị, ngôn ngữ thường trau chuốt, giàu hình ảnh, có nhiều chi tiết miêu tả và biểu cảm.

Truyện ngắn hiện đại sử dụng nhiều biện pháp tu từ hiện đại, ngôn ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống.

Câu hỏi 3: Làm rõ đặc điểm của hài kịch qua các văn bản trong Bài 2.

Giải nhanh:

ĐẶC ĐIỂM

CỤ THỂ

VÍ DỤ

Tiếng cười

Yếu tố then chốt, mang đến sự giải trí, thư giãn, đồng thời có thể châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Trong Quan thanh tra, các tình huống dở khóc dở cười của Khơ-lét-xta-cốp khi lừa bịp dân làng.

Phản ánh hiện thực

Sinh động, dí dỏm, giúp khán giả có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề trong cuộc sống.

Trong Quan thanh tra, đã phản ánh hiện thực về một xã hội mục ruỗng chạy theo tiền bạc

Thủ pháp nghệ thuật đa dạng

Phóng đại, cường điệu, ví von, so sánh,... tạo hiệu quả hài hước.

 

Nhân vật hài hước

Tính cách, hành động lố bịch, tạo nên những tình huống dở khóc dở cười.

Trong Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ, Sai-lốc không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài. Ông ta ra vẻ như mình là một người đề cao công lý, công bằng và luật lệ nhưng thực chất bên trong ông ta chỉ muốn thực hiện mục tiêu ích kỉ cá nhân của mình, đó là giết Antonio.

Ngôn ngữ hài hước

Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, lối chơi chữ,... tạo hiệu quả châm biếm, mỉa mai.

 

Câu hỏi 4: Xác định đề tài, chủ đề và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản kí được học ở Bài 3.

Giải nhanh:

- Đề tài: Trải nghiệm cá nhân của tác giả, chia sẻ những câu chuyện, suy nghĩ, cảm xúc của mình với người đọc.

- Chủ đề: Chiến tranh ác liệt

- Đặc điểm cần lưu ý: 

1. Tính chủ quan: Mang tính chủ quan, đánh giá của tác giả

2. Tính trung thực: Hồi ký thường được viết dựa trên ký ức của tác giả, do đó có thể không hoàn toàn chính xác về mặt lịch sử hoặc sự kiện. Người đọc cần đối chiếu thông tin trong hồi ký với các nguồn tư liệu khác để có được cái nhìn toàn diện hơn.

3. Giá trị nhân văn: Thường chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện qua những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của tác giả. 

4. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong hồi ký thường giản dị, gần gũi với cuộc sống, thể hiện phong cách riêng của tác giả. 

5. Bối cảnh lịch sử - xã hội: Hồi ký viết theo bối cảnh xã hội chiến tranh

Câu hỏi 5: Nội dung của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) có gì gần gũi với các tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)?

Giải nhanh:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc vang lên tiếng xót thương cho những người nghĩa sĩ đã hy sinh và gia đình của họ, đồng thời là căm thù giặc ngoại xâm. Tây Tiến khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến lãng mạn, bi tráng, chiến đấu nơi núi rừng hoang vu, hiểm trở, bất chấp gian khổ, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Xuất dương lưu biệt thể hiện tâm trạng buồn tủi, sầu muộn của tác giả khi phải xa quê hương đất nước, đồng thời là quyết tâm trở về đánh Pháp cứu nước.

Câu hỏi 6: Đặc điểm (nội dung và hình thức) của các văn bản nghị luận được học trong sách Ngữ văn 12, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy

Giải nhanh:

- Văn bản nghị luận là thể loại văn bản phổ biến, được sử dụng để bàn luận về một vấn đề, một hiện tượng đời sống, các tư tưởng hay một tác phẩm văn học. Để làm được điều này, tác giả sẽ sử dụng các luận điểm, luận cứ và luận chứng để lập luận và chứng minh cho vấn đề nêu ra.

- Về nội dung, văn bản nghị luận thường có cấu trúc logic, chặt chẽ với các phần sau:

+ Mở đầu: Nêu luận đề, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.

+ Thân bài: Trình bày các luận điểm, mỗi luận điểm sẽ được giải thích, phân tích và chứng minh bằng các luận cứ và dẫn chứng cụ thể.

+ Kết luận: Khẳng định lại luận đề, nêu ý nghĩa và hướng giải quyết vấn đề.

- Về hình thức, văn bản nghị luận thường được chia thành nhiều đoạn văn, mỗi đoạn được sắp xếp hợp lý, logic:

+ Mỗi đoạn văn cần tập trung trình bày một ý chính, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với các đoạn văn khác.

+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác, giàu sức thuyết phục, phù hợp với nội dung và đối tượng tiếp nhận.

- Yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận:

+ Xác định mục đích của người viết.

+ Xác định luận đề của văn bản.

+ Nắm rõ các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng.

+ Phân tích cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản.

- Ý nghĩa:

+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề được bàn luận.

+ Rèn luyện kỹ năng tư duy logic, phản biện.

+ Nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, hiệu quả.

+ Góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng đạo đức cho con người.

VIẾT

Câu hỏi 7: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong ngữ văn 12, tập 1, Kiểu văn bản nghị luận được học ở những bài nào và có gì cần chú ý?

Giải nhanh:

- Các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong Ngữ văn 12, tập một:

+ Kiểu văn bản nghị luận: nghị luận, so sánh đánh giá hai tác phẩm văn học; nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ...

+ Kiểu văn bản thuyết minh: Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án

NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi 8: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa trình bày/ thuyết trình một vấn đề với tranh luận một vấn đề.

Giải nhanh:

- Điểm giống: Bàn luận về một vấn đề để có tri thức, hiểu biết về vấn đề đó

- Điểm khác:

 

Trình bày/Thuyết trình

Tranh luận

Định nghĩa

Là việc trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người. 

 

Là một cuộc thảo luận trong đó mọi người bày tỏ ý kiến khác nhau về một vấn đề.

Mục tiêu

Truyền đạt, chia sẻ thông tin, hiểu biết về một vấn đề.

 

Để chứng minh, thuyết phục người khác về quan điểm của mình.

Người tham gia

Người tham gia với một quan điểm chung trong một vấn đề.

Hai bên tham gia với quan điểm trái ngược nhau trong một vấn đề.

TIẾNG VIỆT

Câu hỏi 9: Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết; phân tích tác dụng của các yếu tố ngữ âm, từ ngữ, các biện pháp tu từ, kiểu câu,…trong một văn bản đọc hiểu tự chọn.

Giải nhanh:

a. Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết: 

- Có mối liên hệ chặt chẽ.

- Có tính chất áp dụng khi đọc hiểu các văn bản theo từng chủ đề 

b. Phân tích tác dụng của yếu tố ngữ âm, từ ngữ, biện pháp tu từ, kiểu câu... trong một văn bản đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

- Sử dụng từ ngữ giản dị, gần gũi và lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân Nam Bộ

+  Động từ mạnh như: “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…

à Chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

- Nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng rất thành công:

+ Phép đối được sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Đối từ ngừ: trống kì >< trống giục, lướt tới>< xông vào, đâm ngang >< chém ngược, hè trước >< ó sau… Đối ý: ta (manh áo vải, ngọn tầm vông) >< địch (đạn nhỏ, đạn to, tàu sắt, tàu đồng); vũ khí thô sơ (rơm con cúi, lưỡi dao phay) >< chiến thắng lớn (đốt xong nhà dạy đạo, chém rớt đầu quan hai)… Những phép đối nói trên đã khắc họa vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ.

+ Các hình ảnh biểu tượng (súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ…).

+ Biện pháp tu từ so sánh (trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ), đặc tả (đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào),.. 

à Miêu tả hình tượng người nông dân nghĩa sĩ vô cùng sinh động, đặc sắc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác