5 phút soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 35

5 phút soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 35. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

VĂN BẢN: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ 

CH  1: Xác định được vị trí, bố cục và nội dung của đoạn trích.

CH  2: Phân tích được tình huống truyện, tâm lí nhân vật, đặc sắc ngôn từ và giọng điệu của đoạn trích tiểu thuyết.

CH  3: Hiểu được ý nghĩa của nhan đề, xác định được mối liên hệ giữa nhan đề với chủ đề, tư tưởng, cảm hứng của tác phẩm.

CH  4: Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Trọng Phụng.

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH  1: Chú ý giọng điệu của người kể chuyện.

CH  2: Ý nghĩ của mọi người trong tang gia như thế nào?

CH  3: Mọi người trong tang gia đã “bối rối” ra sao?

CH  4: Chú ý ý nghĩ, tâm trạng và hành động của nhân vật Tuyết.

CH  5: Chú ý cử chỉ, hành động, lời nói của các nhân vật khi đi đưa tang.

CH  6: Chú ý cảnh làm lễ hạ huyệt.

CH  7: Hình dung bối cảnh và hành vi của nhân vật ông Phán.

SAU KHI ĐỌC

CH  1: Hãy cho biết mối liên hệ giữa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia và tình huống truyện.

CH  2: Xác định mối quan hệ giữa các nhân vật trong gia đình có tang và địa vị của những nhân vật dự đám tang.

CH  3: Phân tích tâm trạng và hành động của những người trong tang gia. Theo em, tác giả đã phản ánh những khía cạnh nào trong tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời ấy?

CH  4: Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào? Chỉ rõ những biểu hiện của phong cách hiện thực được thể hiện qua cách quan sát, miêu tả đó.

CH  5: Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích.

CH  6: Qua văn bản này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?

CH  7: Em thích nhất chi tiết nghệ thuật nào trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia? Vì sao?

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ 

CH1: 

 Vị trí: Cuối chương XIV

+ Bố cục, nội dung: 

- Phần 1 (từ đầu … "gây ra cho Tuyết nhiều vậy"): sự vui mừng của cả gia đình Tuyết trước cái chết của cụ cố tổ Hồng.

- Phần 2 (tiếp … "đám cứ đi"): cảnh lố bịch của đám ma kiểu mẫu.

- Phần 3 (còn lại): cảnh những người đi dự đám.

CH  2: 

 "Hạnh phúc của một tang gia" là câu chuyện xoay quanh nhân vật của một người chết là cụ Cố tổ đã ngoài 80 tuổi. Sự ra đi của cụ Cố tổ là niềm hạnh phúc của đại gia đình, từ vợ chồng ông Văn Minh, ông Phán, cậu Tú Tân đến cô Tuyết cùng với một đám con cháu, ai ai cũng vui mừng vì cái chết của cụ Cố tổ. 

- Đặc sắc ngôn từ và giọng điệu: 

+ Tác giả đã sử dụng kỹ thuật miêu tả để tạo ra sự tương phản 

+ Giọng điệu châm biếm, chế giễu

+ Sử dụng thủ pháp cường điệu và nói ngược.

CH  3:Thông qua ngòi bút trào phúng và cách xây dựng nhan đề, tình huống truyện, Vũ Trọng Phụng đã làm bật lên cái lố lăng của xã hội lúc bấy giờ.

CH  4: 

- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo.

- Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời. 

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

CH1: Nhà văn sử dụng giọng kể dửng dưng, giễu cợt, thậm chí bằng những lời ác khẩu

CH2: 

- Ông Phán mọc sừng lúc này lại cảm thấy hạnh phúc 

- Con trai của cụ nhắm mắt mơ màng đến  cái lúc cụ mặc áo gai, lụ khụ chống gậy, để cho thiên hạ thấy được sự đau khổ. 

- Ông Văn Minh lại rất thích thú với cái chúc thư 

- Cậu tú Tân lại sướng điên người lên

- Cô Tuyết lại thêm vui mừng 

CH  3: 

- Người chết được khâm liệm mà chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục

- Phái trẻ la ó lên rằng phái già chậm chạp. 

- Cậu tú Tân thì cứ điên người lên vì không được dùng máy ảnh

- Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì chưa được mặc áo tân thời

- Ông Typn rất bực mình vì không thấy mình trên báo

- Kỳ thuỷ sở dĩ chưa phát phục chỉ vì chuyện Tuyết, hay việc Xuân Tóc Ðỏ đã gây ra cho Tuyết vậy. 

CH  4: Ý nghĩ của Tuyết: “Tại sao Xuân lại không đến phúng viếng gì cả? Tại sao Xuân lại không đi đưa? Hay là Xuân khinh mình?” 

- Tâm trạng của Tuyết: đau khổ, muốn tự tử

- Hành động: Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ 

CH  5: Bình phẩm nhau, nói chuyện riêng

CH  6: Mỗi người làm việc riêng của mình, làm ra vẻ thống khổ.

CH  7: Ông ta háo hức, mong muốn được gặp ngay Xuân để trả nốt 5 đồng tiền mua chuộc, hòng giữ chữ tín,

SAU KHI ĐỌC

CH  1:

Nhan đề này phù hợp với đoạn trích:

+ Từ nhan đề và tình huống truyện, ta thấy được sự mâu thuẫn nực cười. 

+ Từ đó tác giả đã phơi bày những trò lố lăng, phi đạo đức

CH  2: 

 Mối quan hệ giữa các nhân vật trong gia đình: 

+ Cụ cố Tổ sinh ra cụ cố Hồng và bà Phó Đoan. 

+ Cụ cố Hồng có 4 người con là ông Văn Minh, cậu Tú Tân, Cô Hoàng Hôn có chồng là ông Phán mọc sừng và cô Tuyết

+ Bà Phó Đoan có 1 người con là cậu Phúc. 

+ Xuân Tóc Đỏ là bạn trai của cô Tuyết và là nhân tình của bà Phó Đoan. 

-Địa vị của những nhân vật dự đám tang: 

+ Min Đơ và Min Toa: là cảnh sát

+ Bạn bè cụ cố Hồng: Những kẻ vừa háo danh, vừa háo sắc 

+ Sư cụ Tăng Phú.

CH  3: 

- Trước tiên là tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của con cháu trong gia đình “Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm” 

- Cụ cố Hồng mơ màng về lúc diễn ra đám tang cụ được tung hô

- Ông Văn Minh vui sướng bởi được phân chia tài sản

- Bà Văn Minh thì sốt ruột vì mãi không được mặc bộ đồ xô gai tân thời 

- Ông Phán mọc sừng với niềm vui sướng dâng trào trong lòng.

- Còn đối với cô Tuyết ông nội mất là dịp để cô trưng diện bộ quần áo ngây thơ 

- Cậu Tú Tân sướng điên người vì sắp được dùng mấy cái máy ảnh

-> Đó là một bức tranh biếm họa đặc sắc dù chỉ một chi tiết nhỏ nhưng cho ta thấy sự nhố nhăng của xã hội đương thời

CH  4: 

- Cảnh cất đám: Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ 

- Cảnh đưa đám: Bề ngoài đám tang được tổ chức long trọng nhưng chẳng khác nào đám rước nhố nhăng, hổ lốn

- Cảnh hạ huyệt: giả tạo, khóc lóc

=> Từ đó ta thấy được ngòi bút trào phúng bậc thầy của tác giả, tình huống truyện được xây dựng độc đáo

CH  5: 

Nghệ thuật trào phúng được thể hiện ở nhan đề. Theo lẽ thường, tang gia phải gắn với đau khổ nhưng trong trường hợp này, tang gia lại mang đến hạnh phúc.

CH  6: 

- Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” cho người đọc thấy hiện thực xã hội lúc đương thời, sự đáng cười nhưng cũng chính là sự đáng thương của một bộ phận con người trong xã hội lúc bấy giờ. 

 - Từ thông điệp mà tác giả Vũ Trọng Phụng đưa ra chúng ta cần nên sống có tình người, biết quan tâm đến những người trong gia đình, xã hội.

CH  7: 

  • Đặc sắc nhất trong văn bản “Hạnh phúc của một tang gia” đó là nghệ thuật trào phúng bởi thông qua đó tác giả đã vạch trần bộ mặt xã hội giả dối, bất nhân.

  • Hơn nữa, nghệ thuật trào phúng đã làm cho các tình huống trong truyện trở nên đặc sắc và thu hút hơn


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 2 cánh diều, soạn Văn 12 tập 2 cánh diều trang 35, soạn Văn 12 tập 2 CD trang 35

Bình luận

Giải bài tập những môn khác