5 phút soạn Văn 12 tập 1 cánh diều trang 41

5 phút soạn Văn 12 tập 1 cánh diều trang 41. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

NÓI VÀ NGHE

TRÌNH BÀY SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CH: So sánh yếu tố kì ảo trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CH: Hôm nay, em xin phép trình bày về vấn đề so sánh yếu tố kì ảo trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ với yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

Trong cả hai tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ và truyện cổ tích “Thạch Sanh”, yếu tố kì ảo đều được sử dụng một cách sáng tạo để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn và đầy ý nghĩa. Cả hai tác phẩm có nhiều điểm tương đồng.

Trước hết, trong cả hai tác phẩm đều xuất hiện những nhân vật kì ảo, không có thật. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, hình ảnh các nhân vật kì ảo được miêu tả vô cùng chi tiết, ẩn giấu những ý nghĩa như hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi là tên tướng bại Trận ở Bắc Triều, cái hồn bơ vơ ở Nam Triều, tranh miếu chiếm đền Thổ Công. Đây là hiện thân của ái ác, lừa lọc, giả dối. Hay hình ảnh nhân vật Thổ Công giữ chức Ngực sự đại phu từ thời Lý Nam Đế, chết vì Cần Vương. Diêm Vương là người đứng đầu, trực tiếp phán xử vụ án giữa Tử Văn và hồn ma tướng giặc. Đây đều là những nhân vật kì ảo, không có thực, góp phần thể hiện cốt truyện. Còn trong “Thạch Sanh” cũng có những nhân vật không có thực, chỉ tồn tại trong thế giới cổ tích như: Ngọc Hoàn, thái tử, chằn tinh…; đồ vật thần kì như niêu cơm thần, tiếng đàn giúp giải oan. Sự tương đồng còn thể hiện trong mô típ của cả hai tác phẩm: vong hồn vẫn còn tồn tại sau khi chết, trong thế giới thần linh có sự phân chia Thiện – ác…

Ngoài những điểm tương đồng, yếu tố kì ảo được sử dụng có những điểm khác biệt nhất định. Đầu tiên là sự xuất hiện của hai nhân vật chính trong hai tác phẩm. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với nhân vật chính là Tử Văn được tác giả giới thiệu cụ thể từ tên, quê quán gắn với những địa điểm có thật. Truyện Thạch Sanh nhân vật chính là Thạch Sanh có nguồn gốc xuất thân kì ảo qua việc Thạch Sanh là thái tử do Ngọc Hoàng phái xuống đầu thai lằm con vợ chồng nhà nọ. Sự khác nhau còn được thể hiện ở việc kết thúc truyện. Nếu trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Tử Văn trở về nhận được chức thì trong Thạch Sanh thì Thạch Sanh lại được kết hôn với công chúa và được làm vua. Về giá trị của tác phẩm, truyện Chuyện chứa phán sự đền Tản Viên đề cao sự can đảm, mạnh mẽ thì Thạch Sanh đề cao triết lí sống “Ở hiền gặp lành”, kẻ ác chịu báo ứng.

Qua sự phân tích, đánh giá giữa những điểm tương đồng và khác biệt, ta có thể thấy yếu tố kì ảo tỏng thể loại truyền kì là sự kế tục của thể loại văn học dân gian. Cả hai tác phẩm đều sử dụng yếu tố kì ảo để tạo nên những câu chuyện hấp dẫn, đồng thời truyền tải những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 12 tập 1 cánh diều, soạn Văn 12 tập 1 cánh diều trang 41, soạn Văn 12 tập 1 CD trang 41

Bình luận

Giải bài tập những môn khác