Soạn giáo án Toán 4 cánh diều Bài 50: Em ôn lại những gì đã học

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 4 Bài 50: Em ôn lại những gì đã học - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 50: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong Chủ đề II về: Các phép tính với số tự nhiên; giải bài toán về tìm số trung bình cộng; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng; biểu thức có chứa chữ và tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bởi số.
  • Phát triển các năng lực toán học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua các hoạt động đã nêu trong yêu cầu cần đạt.
  • Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp toán học: Thông qua chia sẻ, trao đổi nhóm, đặt câu hỏi phản biện.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:

+ GV viết bài toán lên bảng liên quan đến các kiến thức đã học.

Ví dụ:

- Tính thuận tiện: (60 – 24)  5

- Cho tổng hai số là 49, hiệu hai số là 19. Tìm hai số đó.

- Chiều cao của ba bạn Mai, Lan, Chi là 125 cm, 154 cm, 147 cm. Hỏi mỗi bạn cao trung bình bao nhiêu xăng-ti-mét?

+ GV yêu cầu HS thực hiện tính toán và giơ tay đọc kết quả trong thời gian ngắn nhất.

+ HS nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Chúng ta vừa được gợi nhắc lại các kiến thức đã học. Sau đây, cô trò mình sẽ cùng ôn tập trong “Bài 50: Em ôn lại những gì đã học”

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học trong Chủ đề II về: Các phép tính với số tự nhiên; giải bài toán về tìm số trung bình cộng; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng; biểu thức có chứa chữ và tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bởi số.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Nói cho bạn nghe những điều em học được trong chủ đề:

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi chỉ ra các kiến thức, kĩ năng về các phép tính với số tự nhiên; về giải toán đã học trong chủ đề II.

- GV theo dõi và giúp HS (nếu cần thiết).

- GV mời một số cặp lên bảng trình bày kết quả thảo luận của mình.

- GV chữa bài, chỉnh sửa lỗi cho HS.

 

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Đặt tính rồi tính:

3 876 890 + 815 066

7 078 738 – 5 009 077

30 427  4

45 904 : 5

4 935  32

31 628 : 48

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện đặt tính rồi tính toán kết quả.

- GV mời 3 HS lên bảng trình bày kết quả bài làm. Các HS còn lại đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe và thống nhất kết quả.

- GV lưu ý HS các thao tác đặt tính theo cột dọc; khuyến khích HS nên thử lại kết quả sau khi làm xong.

- GV nhận xét, chữa bài, chỉnh sửa các lỗi cho HS. Chú ý các lỗi mà HS thường mắc trong đặt tính và kĩ năng tính nhẩm.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

Tính bằng cách thuận tiện:

5  74  2

4  196  5

(50 + 25)  4

125  (80 + 8)

- GV cho HS làm bài cá nhân, phân tích đề bài và nhận biết: Để tính được bằng cách hợp lí cần vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

- GV mời 4 HS lên bảng thực hiện tính nhanh giá trị của biểu thức.

- GV có thể yêu cầu HS chỉ ra HS sử dụng tính chất nào để tính trong mỗi biểu thức.

- GV nhận xét, chữa bài.

 

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

Quan sát thực đơn sau:

Một đoàn khách 6 người đã ăn 3 bát phở gà, 1 bát phở bò, 1 bát bún ốc và 1 bát bún cá. Hỏi:

a) Đoàn khách đó phải trả tất cả bao nhiêu tiền?

b) Trung bình mỗi người của đoàn khách đó phải trả bao nhiêu tiền?

- GV cho HS làm bài cặp đôi, đọc tình huống và nêu: thông tin nào đã biết, vấn đề đặt ra là gì? Thảo luận tìm phương án giải quyết vấn đề, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình. HS thực hiện tính toán theo phương án đã thảo luận.

- GV gợi mở:

+ Câu a: Để tính được tổng số tiền đoàn khách đó phải trả, trước hết ta cần làm gì? (Tính giá tiền từng loại đồ ăn). Từ đó, HS rút ra: Để tính giá tiền từng loại đồ ăn, cần thực hiện phép nhân giữa số lượng bát với giá tiền đồ ăn đó.

+ Câu b: Trung bình số tiền mỗi người phải trả tức là thế nào? HS rút ra được cần thực hiện bài toán tìm số trung bình cộng.

- GV mời một số cặp trình bày kết quả bài làm của mình.

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài.

Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5

Hai anh em tiết kiệm được 1 600 000 đồng. Biết rằng số tiền mà anh tiết kiệm được nhiều hơn em 300 000 đồng. Hỏi số tiền tiết kiệm của mỗi người là bao nhiêu?

- GV cho HS làm bài cá nhân, đọc bài toán, nhận biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì; suy nghĩ lựa chọn cách giải và trình bày bài giải.

- GV dẫn dắt để HS nhận ra đây là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- GV có thể vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán:

- GV cho HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. GV thu chấm vở của một số HS.

- GV nhận xét, chữa bài, lưu ý HS các lỗi khi trình bày bài toán có lời văn.

Nhiệm vụ 6: Hoàn thành BT6

Một tòa nhà chung cư có 98 gia đình đang sinh sống. Tất cả các gia đình nàu đều tham gia phong trào tiết kiệm điện bằng cách tắt đèn ban ngày, rút phích cắm khi không sử dụng. Biết số tiền điện tiết kiệm được của mỗi hộ gia đình trung bình trong một ngày như sau:

Hãy tính số tiền điện trung bình mà cả chung cư đó có thể tiết kiệm được trong một tháng (30 ngày).

- GV cho HS làm bài cặp đôi, đọc tình huống và nêu: thông tin nào đã biết, vấn đề đặt ra là gì. HS thảo luận với bạn cặp hoặc cùng bàn để tìm phương án giải quyết vấn đề.

- GV có thể gợi ý cho HS các cách suy luận:

+ Trước hết, ta cần biết tổng số tiền một hộ gia đình tiết kiệm được là bao nhiêu. HS suy nghĩ và trả lời tính được bằng cách cộng 3 500 với 2 000.

+ Cách 1:

1 ngày: 1 hộ tiết kiệm (3 500 + 2 000) đồng.

1 ngày: 98 hộ tiết kiệm ? đồng.

30 ngày: 98 hộ tiết kiệm ? đồng.

+ Cách 2:

1 ngày: 1 hộ tiết kiệm (3 500 + 2 000) đồng.

30 ngày: 1 hộ tiết kiệm ? đồng.

30 ngày: 98 hộ tiết kiệm ? đồng.

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài làm của mình. GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của mình.

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài.

- GV liên hệ thực tế, giúp HS đưa ra lời khuyên về việc tiết kiệm điện.

- Nếu có thời gian, GV có thể phát video về lợi ích và các cách tiết kiệm điện sau đây:

https://www.youtube.com/watch?v=n13mHF6s4Ac

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng với đơn vị đo thời gian: giây; thực hiện được phép tính nhân với số có hai chữ số vào giải quyết một số tình huống thực tế.

b. Cách thức tiến hành

Hoàn thành BT7

Để có 1 giây phim hoạt hình người ta cần vẽ 24 hình. Hãy tính số hình tương ứng với các bộ phim hoạt hình dài 10 giây, 15 giây, 30 giây, 1 phút.

- GV tổ chức HS hoạt động cặp đôi, đọc đề, phân tích dữ kiện và yêu cầu của bài toán.

- GV gợi mở:

+ Để tính số hình tương ứng với các bộ phim dài 10 giây, 15 giây, 30 giây, 1 phút, ta cần thực hiện phép tính gì?

+ GV lưu ý HS đổi đơn vị phút sang giây. HS nhớ lại kiến thức:

1 phút = 60 giây

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài.

 

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 51 – Em vui học Toán

 

 

 

 

- HS chú ý nghe câu hỏi, giơ tay trả lời nhanh nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi cặp đôi, nhớ lại các kiến thức đã học.

- Kết quả:

Ví dụ: Cách tìm số trung bình cộng; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; cách nhân, chia với số có một chữ số; nhân với số có hai chữ số;…

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

       

 

45 904    5                 31 628   48

  0 9       9180              2 82     658

     40                              428

       04                              44

 

 

 

 

 

- HS tính nhẩm rồi viết kết quả của phép tính.

- Kết quả:

5  74  2 = (5  2)  74 = 10  74 = 740

4 196  5 = (4  5)  196 = 2  10  196 = 2  1 960 = 3 920

(50 + 25)  4 = 50  4 + 25  4

= 200 + 100 = 300

125  (80 + 8) = 125  80 + 125  8 = 10 000 + 1 000 = 11 000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Kết quả:

a) Số tiền mà đoàn khách đó phải trả tất cả là:

35 000  3 + 40 000 + 30 000 + 35 000 = 210 000 (đồng)

b) Trung bình mỗi người phải trả số tiền là:

210 000 : 6 = 35 000 (đồng)

Đáp số: a) 210 000 đồng

           b) 35 000 đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập vào vở ghi.

- Kết quả:

Bài giải

Số tiền em tiết kiệm được là:

(1 600 000 – 300 000) : 2 = 650 000 (đồng)

Số tiền anh tiết kiệm được là:

650 000 + 300 000 = 950 000 (đồng)

Đáp số: Em: 650 000 đồng; anh: 950 000 đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi, tìm ra phương hướng giải quyết bài tập.

- Kết quả:

Số tiền điện trung bình mà cả chung cư đó có thể tiết kiệm được trong một tháng (30 ngày) là:

(3 500 + 2 000)  98  30 = 16 170 000 (đồng).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, vận dụng liên hệ với cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.

- Kết quả:

+ Số hình tương ứng với các bộ phim hoạt hình dài 10 giây là:

24  10 = 240 (hình)

+ Số hình tương ứng với các bộ phim hoạt hình dài 15 giây là:

24  15 = 360 (hình)

+ Số hình tương ứng với các bộ phim hoạt hình dài 30 giây là:

24  30 = 720 (hình)

+ Số hình tương ứng với các bộ phim hoạt hình dài 1 phút là:

24  60 = 1 440 (hình)

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 4 cánh diều Bài 50 Em ôn lại những gì đã học, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Toán 4 cánh diều Bài 50 Em ôn lại những gì đã học

Xem thêm giáo án khác