Soạn giáo án Toán 4 cánh diều Bài 19: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 4 Bài 19: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 19: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT

(1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
  • Biết dùng ê ke để nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
  • Kẻ thêm một đoạn thẳng trên giấy kẻ ô li để tạo được góc vuông góc nhọn, góc tù, góc bẹt (hoặc vẽ buông trên giấy trắng).
  • Liên hệ với thực tiễn cuộc sống có liên quan đến góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
  • Phát triển năng lực toán học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc quan sát, phân tích để nhận ra được đâu là góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Đoạn nhạc về thể dục buổi sáng dùng cho phần ổn định lớp.
  • Kéo, mặt đồng hồ, ê ke, các tấm bìa có vẽ sẵn các góc nhọn, góc tù, góc bẹt như trong SGK cho phần khám phá kiến thức.
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi.
  • Thước kẻ, ê ke.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động vận động liên qua đến gập tay, chân,… (tạo hình xuất hiện các góc).

GV có thể hỏi: “Các em có biết các góc tạo thành được gọi là gì không?”

- GV chiếu hình ảnh khởi động:

Và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nói cho nhau nghe tranh vẽ gì.

 

 

 

 

 

- GV mời 1-2 cặp trình bày những điều đã thảo luận.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Cô trò mình sau đây sẽ cùng tìm hiểu về các góc hình học mới trong “Bài 19: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt”

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chiếu hình ảnh trong SGK:

Và giới thiệu các góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt và đặc điểm nhận dạng của từng góc.

- GV có thể đưa ra một số hình ảnh khác về góc nhọn, góc tù, góc bẹt và yêu cầu HS nhận dạng.

GV có thể sử dụng những đồ vật trực quan như thước gấp, com pa, quạt nan,… để HS quan sát và nhận dạng.

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Nhận biết được góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

- Dùng ê ke, thước thẳng để kẻ thêm một đoạn thẳng để tạo được góc nhọn, góc vuông, góc tù.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Trong các góc sau, góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt?

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- GV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các thao tác sau:

+ Đọc đề bài. Nhìn lướt tất cả các hình.

+ Nhìn tập trung vào hình a để cảm nhận bằng mắt góc này là góc nhọn, góc tù hay góc bẹt.

+ Dùng ê ke để nhận biết góc ở hình a là góc nhọn.

+ HS làm tương tự với các hình còn lại.

- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Chỉ ra cách vẽ thêm một đoạn thẳng để được góc theo mỗi yêu cầu sau:

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, trao đổi để thực hành vẽ theo yêu cầu.

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả vẽ của mình với cả lớp, các cặp khác nhận xét.

- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.

- GV có thể yêu cầu HS vẽ tự do tạo thành các góc: nhọn, tù, bẹt rồi chia sẻ trong nhóm về cách vẽ.

Nhiệm vu 3: Hoàn thành BT3

Hình ảnh góc được tạo ra trong mỗi hình dưới đây là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?

- GV cho HS làm bài cá nhân, quan sát hình vẽ, nhận dạng góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.

- GV cùng HS hỏi đáp về góc tạo thành ở từng hình.

- GV có thể tổ chức trò chơi “Tạo hình ảnh của góc”: HS chơi đố bạn dùng cánh tay, khuỷu tay để tạo thành hình ảnh của góc nhọn, tù, bẹt; HS còn lại thực hiện.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: Liên hệ thực tiễn cuộc sống có liên quan đến góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT4

Hãy chỉ ra hình ảnh góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt có trong thực tế mà em biết.

- GV cho HS hoạt động nhóm 4 người, liên hệ chỉ ra các hình ảnh của các góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt trong thực tế.

- GV mời một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV nhận xét.

- GV chia sẻ một số hình ảnh về góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt trong thực tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT

Góc đỉnh A, cạnh AE, AH là góc gì?

A. Góc nhọn

B. Góc tù

C. Góc vuông

D. Góc bẹt

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- GV chữa bài, chốt đáp án đúng.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 20 – Đơn vị đo góc. Độ ( )

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, thảo luận.

Trả lời:

Ví dụ: Mình quan sát thấy hai bạn nhỏ đang chơi xếp hình với các que tính, trên mặt bàn còn có cây kéo, cái ê ke, phía sau có cái đồng hồ treo tường.

 

 

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

 

- HS quan sát và trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

+ Góc nhọn: hình a, e

+ Góc vuông: hình c

+ Góc tù: hình b, g

+ Góc bẹt: hình d

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

Hình a: Góc bẹt

Hình b: Góc nhọn

Hình c: Góc vuông

Hình d: Góc tù

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

+ Góc nhọn: Kim tự tháp Ai Cập

+ Góc vuông: Khung tranh

+ Góc tù

+ Góc bẹt: Đường chân trời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả: Chọn A

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 4 cánh diều Bài 19 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt , Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Toán 4 cánh diều Bài 19 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt

Xem thêm giáo án khác