Soạn giáo án Toán 4 cánh diều Bài 46: Luyện tập chung

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 4 Bài 46: Luyện tập chung - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 46: LUYỆN TẬP CHUNG

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. Vận dụng chia một số cho một tích vào thực hành tính nhẩm, tính hợp lí có qua một số ví dụ đơn giản.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng về phép chia đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
  • Phát triển các năng lực toán học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết vận dụng phép chia để giải quyết vấn đề.
  • Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • SGK, phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”:

+ GV cho HS hoạt động theo nhóm bàn.

+ 1 HS nêu một phép chia trong bảng, bạn tiếp theo nêu phép chia cho số tròn chục dựa vào phép chia đó.

Ví dụ: HS A: 12 : 4 = 3, mời bạn B.

HS B: 120 : 40 = 3 hoặc 1 200 : 40 = 30,…

+ Trong giới hạn thời gian 5 phút, nhóm nào nói được nhiều phép tính chia nhất sẽ giành chiến thắng.

+ GV tuyên dương các nhóm làm tốt.

- GV dẫn dắt vào bài học: “Sau đây, cô trò mình sẽ cùng ôn tập các kiến thức liên quan đến phép chia trong “Bài 46: Luyện tập chung”

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện được chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. Vận dụng chia một số cho một tích vào thực hành tính nhẩm, tính hợp lí có qua một số ví dụ đơn giản.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Quan sát thương của phép chia đầu tiên, rồi tìm kết quả của mỗi phép tính trong từng cột:

a) 56 : 2 = 28

560 : 20 =

5 600 : 20 =

b) 45 : 9 = 5

450 : 90 =

4 500 : 90 =

c) 32 : 4 = 8

320 : 40 =

3 200 : 40 =

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thảo luận cách tính nhẩm và hoàn thành bài.

- GV mời một số HS chia sẻ cách thực hiện và chốt cách làm.

- GV chữa bài.

- GV lưu ý: Nếu HS đưa ra cách thực hiện, (chẳng hạn: khi số bị chia và số chia đều có chữ số tận cùng là chữ số 0, ta xóa chữ số 0 đi và thực hiện), HS cần lưu ý trong trường hợp phép chia hết thì cách làm đúng, nhưng cần cẩn thận với trườgn hợp chia có dư vì dễ dẫn đến nhầm lẫn.

- GV tổ chức cho HS thi đua lấy thêm ví dụ tương tự, nhóm nào lấy được nhiều ví dụ chính xác hơn nhóm đó sẽ thắng cuộc.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

>; < ?

38  6   240

45  6  300

83  7  560

64  8  480

36  9  360

78  5  400

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện tính nhẩm rồi chọn dấu thích hợp điền vào ô

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả, giải thích tại sao lại chọn dấu > hoặc <.

- GV chữa bài.

- GV đặt câu hỏi: Quan sát nhận xét bài tập này giúp gì cho em khi ước lượng thương trong phép chia cho số có hai chữ số?

- GV yêu cầu HS tự lấy thêm ví dụ tương tự để luyện tập.

Nhiệm vụ 3: Đặt tính rồi tính:

a) 92 : 23

605 : 51

5 781 : 47

7 026 : 23

b) 236 : 59

454 : 78

1 155 : 15

1 865 : 65

- GV cho HS làm bài cá nhân, thực hiện đặt tính rồi tính vào vở ghi.

- GV mời 4 HS lên bảng trình bày bài làm.

- GV thu chấm vở của một số HS.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV đặt câu hỏi để HS quan sát các phép chia đã thực hiện, nhận ra những phép tính nào chỉ thực hiện một lượt chia, những phép tính nào thực hiện nhiều lượt chia.

Hoặc khuyến khích HS chia sẻ: Khi thực hiện những phép tính đó thì những lượt chia nào em đã phải điều chỉnh thương so với dự đoán, những lượt chia nào có số 0 ở thương. Để thực hiện chính xác nhưng phép chia này em rút ra điều gì?

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

a) Thực hiện các phép tính sau rồi nêu nhận xét:

160 : (4  8)

160 : 4 : 8

96 : (3  8)

96 : 3 : 8

105 : (5  7)

105 : 5 : 7

b) Vận dụng câu a để tính bằng cách hợp lí:

270 : (9  6)

420 : (7  3)

144 : (2  8)

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện các phép tính trong từng cột ở câu a.

- GV yêu cầu HS nhận xét kết quả của hai phép tính trong mỗi cột, từ đó rút ra được kết quả hai phép tính là như nhau.

→ GV dẫn dắt để HS dự đoán: Khi chia một số cho một tích ta có thể chia số đó cho thừa số thứ nhất rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số thứ hai.

- GV cho HS lấy ví dụ khác để kiểm tra dự đoán của mình.

- GV chốt cách chia một số cho một tích.

- GV yêu cầu HS thảo luận khi nào cần vận dụng cách thực hiện chia một số cho một tích.

- GV cho HS vận dụng chia một số cho một tích để tính nhẩm bằng cách hợp lí ở câu b.

- GV mời 3 HS lên bảng trình bày kết quả.

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài.

Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5

Trong thời gian 12 ngày, ban tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương” đã nhận được 1 308 bài dự thi gửi về từ khắp các vùng biển. Hỏi trung bình mỗi ngày ban tổ chức nhận được bao nhiêu bài dự thi?

- GV cho HS làm bài cá nhân, đọc đề, nhận biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, suy nghĩ lựa chọn cách giải và trình bày bài giải.

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Trung bình mỗi ngày nghĩa là thế nào? Dùng phép tính nào?

- GV cho HS nêu lại cách thực hiện tìm số trung bình cộng và vận dụng để giải quyết bài toán.

→ GV chốt lại kiến thức: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số:

Bước 1: Ta tính tổng của các số đó.

Bước 2: Lấy tổng tìm được chia cho số các số hạng.

- GV mời 1 HS đọc to kết quả bài làm của mình, cả lớp đối chiếu, nhận xét bài làm.

- GV chữa bài.

Nhiệm vụ 6: Hoàn thành BT6

Mỗi chuyến tàu ra đảo chở được 45 hành khách. Hỏi có 160 hành khách muốn ra đảo thì cần ít nhất mấy chuyến tàu?

- GV cho HS làm bài cá nhân, đọc đề, nhận biết bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, suy nghĩ lựa chọn cách giải và trình bày bài giải.

- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán:

1 chuyến: 45 hành khách.

? chuyến: 160 hành khách.

HS dựa vào tóm tắt để xác định phép tính phù hợp để thực hiện tính toán.

- GV yêu cầu HS kiểm tra lại phép tính đã đúng chưa, câu trả lời đã phù hợp chưa.

- GV thu chấm vở của một số HS.

- GV nhận xét, chữa bài.

- GV khuyến khích HS liên hệ thực tế:

+ Nếu 4 chuyến tàu ra đảo thì nên sắp xếp hành khách lên tàu thế nào?

+ Nếu tất cả HS khối 4 của trường mình muốn ra đảo thì cần ít nhất mấy chuyến tàu?

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM

a. Mục tiêu: Vận dụng phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số để giải quyết một số tình huống thực tế.

b. Cách thức tiến hành

Hoàn thành BT7

Biết rằng 100 hạt gạo nặng 2 g.

a) Hãy thảo luận và hoàn thành bảng sau:

Số hạt gạo

100

500

1 000

1 000 000

Cân nặng (g)

2

?

?

?

b) Tính đến năm 2022, Việt Nam có khoảng 99 triệu dân.

Em thử tính xem nếu mỗi người tiết kiệm 1 hạt gạo thì sẽ tiết kiệm được khoảng bao nhiêu ki-lô-gam gạo.

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thảo luận để tính số hạt gạo tiết kiệm được và hoàn thành bảng ở câu a; suy nghĩ cách giải và xác định phép tính phù hợp ở câu b.

- GV khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra lập luận của mình, lí giải cho mỗi lựa chọn.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình, cả lớp nhận xét.

- GV chữa bài.

- GV đặt câu hỏi để HS liên hệ, có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống.

+ Em có thường ăn hết cơm trong bát mà không bỏ thừa cơm không?

+ Nếu có thời gian, GV có thể liên hệ câu chuyện “Hũ gạo cứu đói” của bác Hồ để nâng cao ý thức tiết kiệm cho HS.

 

 

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập trong SBT.

- Đọc và chuẩn bị trước Bài 47 – Ước lượng tính

 

 

 

 

- HS chú ý nghe hướng dẫn của GV, hoạt động chơi theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi cặp, thực hiện tính toán, hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

a) 560 : 20 = 28

5 600 : 20 = 280

b) 450 : 90 = 5

4 500 : 90 = 50

c) 320 : 40 = 8

3 200 : 40 = 80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

38  6 < 240

45  6 < 300

83  7 > 560

64  8 > 480

36  9 < 360

78  5 < 400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập vào vở ghi.

- Kết quả:

a)

92   23                             605   51   

92    4                                95   11

  0                                      44

                                       

5 781   47                      7 026   23

1 08    123                        12     305         

   141                                126  

       0                                  11

b)

236   59                        454   78

236    4                           64    5

    0                                            

 

1 155   15                     1 865   65

   105   77                        565   28

       0                                 45

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

a) 160 : (4  8) = 160 : 32 = 5

160 : 4 : 8 = 40 : 8 = 5

96 : (3  8) =  96 : 24 = 4

96 : 3 : 8 = 32 : 8 = 4

105 : (5  7) = 105 : 35 = 3

105 : 5 : 7 = 21 : 7 = 3

b) 270 : (9   6) = 270 : 9 : 6 = 30 : 6 = 5

420 : (7  3) = 420 : 7 : 3 = 60 : 3 = 20

144 : (2  8) = 144 : 2 : 8 = 72 : 8 = 9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài theo yêu cầu.

- Kết quả:

Bài giải

Trung bình mỗi ngày ban tổ chức nhận được số bài dự thi là:

1 308 : 12 = 109 (bài)

Đáp số: 109 bài dự thi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập vào vở ghi.

- Kết quả:

Bài giải

160 : 45 = 3 (dư 25)

Vậy cần ít nhất 4 chuyến tàu để chở hết 160 hành khách ra đảo.

Đáp số: 4 chuyến tàu.

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động cặp đôi, hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

- Kết quả:

a)

Số hạt gạo

100

500

1 000

1 000 000

Cân nặng (g)

2

10

20

20 000

b) Việt Nam có khoảng 99 triệu dân. Nếu mỗi người tiết kiệm 1 hạt gạo thì cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 99 000 000 hạt gạo.

Số gam gạo tiết kiệm được là:

(99 000 000 : 100) 2  = 1 980 000 (g)

Đổi 1 980 000 g = 1 980 kg

Đáp số: 1 980 kg.

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu và rút kinh nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, quan sát bảng và ghi vở.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 4 cánh diều Bài 46 Luyện tập chung, Tải giáo án trọn bộ Tiếng Việt 4 cánh diều, Giáo án word Toán 4 cánh diều Bài 46 Luyện tập chung

Xem thêm giáo án khác