Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 9 Đường trung trực của một đoạn thẳng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 9 Đường trung trực của một đoạn thẳng - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho ∆ABC vuông tại A có AB < AC, kẻ đường phân giác BD của góc ABC, (D ∈ AC). Kẻ DM vuông góc với BC tại M. Khẳng định nào dưới đây sai?

  • A. DB là tia phân giác góc ADM;
  • B. BD là đường trung trực của AM;.
  • C. AB = AM;
  • D. DA = DM

Câu 2: Cho ba điểm phân biệt H, I, K thẳng hàng, điểm I nằm giữa H và K. Gọi m và n lần lượt là đường trung trực của HI và IK. Khẳng định đúng là

  • A. m ⊥ n;
  • B. m // n;
  • C. m và n trùng nhau;
  • D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 3: Cho tam giác ABC cân tại B. Kẻ đường trung trực của BA cắt AB tại H, trung trực của BC cắt AB tại K và trung trực của AC cắt AC tại L. 3 đường trung trực này cắt nhau tại I

  • A. IH = IK
  • B. IH = IL
  • C. H + IK = IL
  • D. IK = IL

Câu 4:  Cho ∆DEF cân tại D. Lấy điểm K nằm trong ∆DEF sao cho KE = KF. Kẻ KP vuông góc với DE (P ∈ DE), KQ vuông góc DF (Q ∈ DF). Điểm K không thuộc đường trung trực của đoạn thẳng:

  • A. PQ;
  • B. PE;
  • C. EF;
  • D. DF.

Câu 5: Cho ∆ABC (AB < AC). Đường trung trực của BC cắt BC tại E và cắt AC tại F. Lấy điểm M bất kỳ trên đường thẳng d (M ≠ F). So sánh chu vi ∆AFB và chu vi ∆AMB đúng là

  • A. Chu vi ∆AFB nhỏ hơn chu vi ∆AMB;
  • B. Chu vi ∆AFB lớn hơn chu vi ∆AMB;
  • C. Chu vi ∆AFB bằng chu vi ∆AMB;
  • D. Không đủ dữ kiện để so sánh.

Câu 6: Cho hai điểm A, B nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng CD. Gọi M là trung điểm CD. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

  • A. ∆ACD cân
  • B. ∆BCD cân
  • C. Cả A, B đều sai
  • D. Cả A, B đều đúng.

Câu 7: Cho tam giác ABC cân tại A có AH là đường phân giác của góc BAC (H ∈ BC). Khẳng định sai là

  • A. AH ⊥ BC;
  • B. AH là đường trung trực của đoạn thẳng BC;
  • C. HB = HC;
  • D. HA = HB.

Câu 8: Cho M, N là hai điểm phân biệt nằm trên đường trung trực của cạnh AB sao cho AM = BN. O là giao điểm của MN và AB. Khẳng định sai là

  • A. ∆AMO = ∆BNO;
  • B. ∆AMN cân tại A;
  • C. ∆AMB cân tại A;
  • D. ∆ANB cân tại N.

Câu 9: Cho hình vẽ dưới đây.

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 9 Đường trung trực của một đoạn thẳng (P2)

Khẳng định đúng là

  • A. h là đường trung trực của đoạn thẳng MN;
  • B. b là đường trung trực của đoạn thẳng AB;
  • C. d là đường trung trực của đoạn thẳng EF;
  • D. f là đường trung trực của đoạn thẳng IJ.

Câu 10: Điền vào chỗ trống sau: “Điểm … hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó”

  • A. Thuộc;
  • B. Nằm trên;
  • C. Cách đều;
  • D. Nằm trong.

Câu 11: Cho hình vẽ, biết AC = 8 cm và chu vi ∆ABC bằng 24 cm.

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 9 Đường trung trực của một đoạn thẳng (P2)

Độ dài cạnh BC là

  • A. 4 cm;
  • B. 6 cm;
  • C. 8 cm;
  • D. 10 cm.

Câu 12: Cho d à đường trung trực của đonạ thẳng AB. Gọi O là trung điểm AB. Trên d lấy hai điểm M, N sao cho Om = On. Tứ giác AMBN là hình gì ?

  • A. Hình chữ nhật
  • B. Hình vuông
  • C. Hình thoi
  • D. Hình bình hành

Câu 13: Cho ∆MNP vuông tại M có $\widehat{P}$ = 50°. Trên tia đối của tia MP, lấy điểm Q sao cho MQ = MP. Tính số đo $\widehat{QNP}$.

  • A. 30°;
  • B. 120°;
  • C. 60°;
  • D. 80°.

Câu 14: Cho $\widehat{xOy}$ =60°. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B. Lấy điểm C sao cho OB là đường trung trực của AC. Gọi I là giao điểm của AC và Oy. Chọn khẳng định sai.

  • A. ∆BIC = ∆BIA;
  • B. $\widehat{AOC}$ =80°;
  • C. $\widehat{OCA}$=30°;
  • D. ∆ABC cân tại B.

Câu 15: Cho tam giác ΔMNP cân tại M, có $\widehat{NMP}=40°$, đường trung trực của MN tại trung điểm K của MN cắt NP tại Q. Tính số đo góc $\widehat{PMQ}$

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 9 Đường trung trực của một đoạn thẳng (P2)

  • A. 45°;
  • B. 30°;
  • C. 50°;
  • D. 60°.

Câu 16: Cho tam giác ABC có AH là đường trung trực của BC và H nằm trên đoạn thẳng BC. Tính số đo góc ABC biết số đo góc $\widehat{HAC}$ = 40°.

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 5 Đường trung trực của một đoạn thẳng

  • A. 60°;
  • B. 30°;
  • C. 40°;
  • D. 50°.

Câu 17: Cho ∆ABC vuông tại A có $\widehat{C}$= 40°. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AC = AD. ∆BCD là tam giác gì?

  • A. Tam giác vuông;
  • B. Tam giác vuông cân;
  • C. Tam giác cân;
  • D. Tam giác đều.

Câu 18: Hình vẽ bên dưới được tạo bởi một đường trung trực qua một đoạn thẳng. Độ dài cạnh BD là:

Trắc nghiệm Toán 7 cánh diều bài 9 Đường trung trực của một đoạn thẳng (P2)

  • A. BD = 6 cm;
  • B. BD = 7 cm;
  • C. BD = 5 cm;
  • D. BD = 8 cm.

Câu 19: Cho tam giác MNP có MP = 9 cm, NP = 16 cm. Vẽ đường trung trực của MN cắt NP tại K. Chu vi tam giác KMP là

  • A. 7 cm;
  • B. 25 cm;
  • C. 34 cm;
  • D. 41 cm.

Câu 20: Cho tam giác ABC đều cạnh 20 cm. Trên AB lấy D sao cho AD = 8 cm. Đường trung trực của AD cắt AC tại D. Chu vi tứ giác BCFD là

  • A. 60 cm;
  • B. 40 cm;
  • C. 52 cm;
  • D. 42 cm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác