Lý thuyết trọng tâm toán 7 cánh diều bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ĐỊNH NGHĨA
HĐ1:
a) Ta thấy IA = IB.
b) Ta thấy d ⊥ AB nên $I_{1}$ = 90°, $I_{2}$ = 90°.
Kết luận: Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy.
Ví dụ:
- Đoạn thẳng AB; trung điểm I của đoạn thẳng AB;
- Đường thẳng d vuông góc với AB tại I.
Vì thế, đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Ví dụ 1 (SGK -tr100)
LT1:
Vì $\widehat{AMB} = \widehat{AMC}$ theo giả thiết
mà $\widehat{AMB} + \widehat{AMC} = 180^{0}$
=> $\widehat{AMB} = \widehat{AMC} = 90^{0}$ hay AM ⊥ BC (1)
Có M là trung điểm của BC (2)
Từ (1) và (2) => AM là đường trung trực của BC
II. TÍNH CHẤT
HĐ2:
a) Xét ∆MOA vuông tại O và ∆MOB vuông tại O có:
MO chung.
OA = OB (theo giả thiết).
Do đó ∆MOA = ∆MOB (2 cạnh góc vuông).
b) Do ∆MOA = ∆MOB (2 cạnh góc vuông) nên MA = MB (2 cạnh tương ứng).
Kết luận: Một điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
Ví dụ:
Gọi d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Lấy điểm M trên đường thẳng d. Ta có MA = MB.
Ví dụ 2 (SGK -tr101)
LT2:
Do O thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nên OA = OB = 3 m.
Vậy chiều dài mái nhà bên phải là 3 m.
HĐ3:
a) Xét ∆MOA và ∆MOB có:
MO chung.
OA = OB (theo giả thiết).
MA = MB (theo giả thiết).
Do đó ∆MOA = ∆MOB (c - c - c).
b) Do ∆MOA = ∆MOB (c - c - c) nên OA = OB (2 cạnh tương ứng) và $\widehat{MOA} = \widehat{MOB}$ (2 góc tương ứng).
Do OA = OB và O nằm giữa A và B nên O là trung điểm của AB.
Do $\widehat{MOA} = \widehat{MOB}$ mà $\widehat{MOA} + \widehat{MOB}$ = 180° nên $\widehat{MOA} = \widehat{MOB} = 90^{0}$
Do đó MO ⊥ AB.
Khi đó MO vuông góc với AB tại trung điểm O của AB.
Vậy MO là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Kết luận: Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Ví dụ:
Gọi d là đường trung trực của đoạn thẳng AB, M là điểm sao cho MA = MB. Ta có M nằm trên đường trung trực d của đoạn thẳng AB.
Ví dụ 3 (SGK -tr102)
LT3:
a) Tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.
Do AB = AC nên A thuộc đường trung trực của đoạn thẳng BC.
b) Xét ∆AHB vuông tại H và ∆AHC vuông tại H có:
AB = AC (chứng minh trên).
AH chung.
Do đó ∆AHB = ∆AHC (cạnh huyền - cạnh góc vuông).
Suy ra HB = HC (2 cạnh tương ứng).
Mà H nằm giữa B và C nên H là trung điểm của BC.
Ta có AH vuông góc với BC tại trung điểm H của BC nên AH là đường trung trực của đoạn thẳng BC.
III. VẼ ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
HĐ4:
Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB = 3cm.
- Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
- Bước 2. Vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính 2 cm
- Bước 3. Vẽ một phần đường tròn tâm B bán kính 2 cm, cắt phần đường tròn tâm A vẽ ở Bước 2 tại các điểm C và D.
- Bước 4. Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm C và D. Đường thẳng CD là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận