Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Chân trời bài 7: Việt Nam

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 7: Việt Nam sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ “Việt Nam” của tác giả nào?

  • A.Nguyễn Đình Thi
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Xuân Diệu
  • D. Lê Anh Xuân

Câu 2: Bài thơ thuộc thể thơ nào?

  • A.8 chữ
  • B. thất ngôn tứ tuyệt
  • C. lục bát
  • D. 7 chữ

Câu 3: “Đầu trời ngất đỉnh……”, em hãy điền tên tỉnh vào chỗ còn thiếu.

  • A.Bắc Giang
  • B. Hà Giang
  • C. An Giang
  • D. Bắc Ninh

Câu 4: Điền vào chỗ trống: “Việt Nam đẹp khắp …..miền”

  • A.50
  • B.100
  • C.150
  • D.200

Câu 5:  Đâu không phải hình ảnh thiên nhiên đặc trưng Việt Nam được nhắc đến trong bài thơ “Việt Nam”?

  • A. Cánh cò
  • B. Đồng lúa
  • C. Đồi núi
  • D. Sông nước, núi non

Câu 6: Đâu không phải đức tính của người Việt Nam được nhắc đến trong bài thơ?

  • A. Hiền lành
  • B. Chăm chỉ
  • C. Thủy chung
  • D. Khôn khéo

Câu 7: Tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu nào của thiên nhiên và con người Việt Nam?

(1) Hình ảnh cây tre xanh Việt Nam.

(2) Trường Sơn: chí lớn ông cha

(3) Hình ảnh những người anh hùng đổ máu vì tự do.

(4) Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

(5) Núi cao gió dựng, sông đầy nắng chang

  • A. (2), (4), (5)
  • B. (1), (3), (5)
  • C. (2), (3), (5)
  • D. (1), (2), (4)

Câu 8:  Các khổ thơ trong đoạn trích được bố trí như thế nào?

  • A. Các khổ thơ nối nhau tuần tự như một câu chuyện.
  • B. Các khổ thơ như một lời hát dài.
  • C. Bài thơ chia thành các khổ thơ, mỗi khổ gồm 6 dòng thơ, tức ba cặp lục bát, mỗi khổ thơ đẹp như một bài ca dao, dân ca.
  • D. Bài thơ chia thành các khổ, mỗi khổ là một mảnh ghép của câu chuyện

Câu 9: Trong đoạn trích Việt Nam, tác giả đã thể hiện tình cảm như thế nào với quê hương, đất nước mình?

  • A. Thể hiện tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc về cảnh vật thiên nhiên và con người Việt Nam.
  • B. Tình yêu tha thiết, tự hào vô cùng về quê hương đất nước Việt Nam.
  • C. Thể hiện nỗi đau xót khi nghĩ về quê hương vất vả.

Câu 10: Nghệ thuật gì được sử dụng trong khổ thơ cuối?

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Liệt kê
  • D. Nói quá

Câu 11: Những hình ảnh tiêu biểu về thiên nhiên và con người Việt Nam được tác giả nhắc tới giúp em hình dung như thế nào về đất nước Việt Nam?

  • A. Đất nước Việt Nam có rất nhiều nghề.
  • B. Những hình ảnh đó giúp ta hình dung về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, hiền hòa, anh hùng,…
  • C. Đất nước Việt Nam nhiều nắng và gió.
  • D. Đất nước Việt Nam nghèo đói và vất vả.

Câu 12: Những dòng thơ nào miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên?

  • A. Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
  • B. Bàn tay như có phép tiên/ Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
  • C. Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
  • D. Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang/Như sông, như núi, như người Việt Nam

Câu 13: Chọn từ ngữ thích hợp nhất để điền vào chỗ (...) trong nhận định sau.

Lê Anh Xuân  đã thể hiện thái độ: ....................................................................

  • A. ngợi ca, tự hào, yêu thương tha thiết.
  • B. vui sướng, hân hoan, tự hào.
  • C. xót xa, nhớ nhung, tiếc nuối.

Câu 14: Điền vào chỗ chấm sau: “.....mũi đất mỡ màng phù sa”

  • A.Hà Giang
  • B. Nghệ An
  • C. Cà Mau
  • D.Cửu Long

Câu 15: Tác giả miêu tả dáng người Việt Nam qua câu thơ nào?

  • A.Mặt người sáng ánh tự hào/Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do
  • B. Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
  • C. Mắt đen cô gái long lanh/ Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung
  • D. Quê hương biết mấy thân yêu/ Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Câu 16: Tác giả gọi Việt Nam với cái tên thân thương nào?

  • A.Người yêu dấu
  • B. Người tình
  • C. Người thiết tha
  • D. Người thuỷ chung

Câu 17: Đất nước Việt Nam hiện lên đẹp như thế nào qua khổ thơ đầu?

  • A.Vẻ đẹp yêu kiều diễm lệ
  • B. Vẻ đẹp tươi sáng tràn đầy sức sống và vẻ đẹp thiên nhiên hào hùng
  • C. Vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ
  • D. Vẻ đẹp sông nước hùng vĩ

Câu 18: Khổ thứ 2 nhắc đến những địa danh nào ở nước ta?

  • A.Hà Giang, Quảng Trị, Cà Mau, Cửu  Long
  • B.Hà Giang, Trường Sơn, Cà Mau, Cửu  Long
  • C. Hà Giang, Quảng Nam, Cà Mau, Cửu  Long
  • D. Hà Giang, Bắc Giang, Cà Mau, Cửu  Long

Câu 19: Mỗi địa danh đó được tả bằng những hình ảnh nào?

  • A.mũi đất mỡ màng phù sa/ chí lớn/như sông, như núi
  • B.mũi đất mỡ màng phù sa/ chí lớn  ông cha/lòng mẹ bao dung
  • C.mũi đất mỡ màng phù sa/ chí lớn  ông cha/lòng mẹ bao la sóng trào
  • D. mũi đất mỡ màng phù sa/ chí lớn  ông cha/như sông, như núi

Câu 20: Điền và chỗ chấm trong câu thơ sau: “..... gió dựng. …..nắng chang”

  • A.Non cao, bầu trời
  • B. sông đầy, non cao
  • C. Non cao, sông đầy
  • D. Non cao, sóng vỗ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác