Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 6: Tiếng vườn (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 6: Tiếng vườn (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài đọc có chủ đề về mùa gì?

  • A. Mùa hè.
  • B. Mùa xuân.
  • C. Mùa đông.
  • D. Mùa thu.

Câu 2: Nhân vật tôi nghe thấy âm thanh gì?

  • A. Tiếng sáo.
  • B. Tiếng gió.
  • C. Tiếng chim.
  • D. Tiếng vườn.

Câu 3: Hoa của cây muỗm được miêu tả như thế nào?

  • A. Cây muỗm khoe vòng hoa mới.
  • B. Tua tủa trổ thẳng lên trời.
  • C. Màu trắng tinh khôi.
  • D. Có những tua tủa nhị vàng.

Câu 4: Hoa nào được miêu tả với màu trắng tinh khôi, hương ngào ngạt sực nức?

  • A. Hoa muỗm.
  • B. Hoa bưởi.
  • C. Hoa nhài.
  • D. Hoa xoan.

Câu 5: Hoa bưởi được so sánh với những bông hoa gì?

  • A. Những bông thủy tiên thu nhỏ.
  • B. Những bông hoa nhài thu nhỏ.
  • C. Những bông hồng trắng thu nhỏ.
  • D. Những bông tuyết lan thu nhỏ.

Câu 6: Hoa bưởi được tác giả miêu tả như thế nào?

  • A. Cánh trắng, tua tủa trổ thẳng lên trời.
  • B. Màu tắng tinh khôi, hương ngạt ngào sực nức.
  • C. Cánh hồng, có những bông nhị vàng ở giữa.
  • D. Cánh trắng, có những bông nhị vàng ngẩn lên giữa lòng hoa.

Câu 7: Nhân vật tôi ấn tượng nhất với điều gì?

  • A. Những tán xoan.
  • B. Vườn chè sau nhà.
  • C. Hoa bưởi.
  • D. Hoa nhài.

Câu 8: Vì sao tác giả ấn tượng nhất với những tán xoan?

  • A. Vì những tán xoan xòe ra rất đẹp.
  • B. Vì những tán xoan có mmột màu xdanh biếc.
  • C. Vì cách xoan báo hiệu mùa xuân đến rất đặc biệt.
  • D. Vì trên những tán xoan có rất nhiều chú chim đang hót.

Câu 9: Những âm thanh ở trong vườn cây đem đến cho người đọc cảm xúc gì?

  • A. Đem đến cảm giác bình dị, yên bình của làng quê.
  • B. Đem đến cảm xúc vui tươi, náo nức, tràn đầy sứng sống.
  • C. Đem đến cảm xúc dồn nén, bâng khuâng khi xuân về.
  • D. Đem đến cảm xúc suy tư, trăn trở khi đông qua đi.

Câu 10:  Vì sao khi xuân về, tác giả nói “Tôi nghe tiếng vườn gọi.”?

  • A. Vì tiếng vườn gọi là tiếng chim hót báo hiệu xuân đang về.
  • B. Vì đó là tiếng của những chú chim, những bông hoa trong vườn đang náo nức chào xuân.
  • C. Vì đó chính là tiếng lòng của tác giả khi xuân tới.
  • D. Vì khi mùa xuân về vườn tràn đầy sức sống, sức sống ấy vô cùng hấp dẫn như họi mời mọi người hòa vào thiên nhiên.

Câu 11: Nội dung của bài đọc là gì?

  • A. Cho ta thấy cách chào xuân của vườn chè sau nhà và những tán coan rất đặc biệt.
  • B. Cho ta thấy khi xuân về những bông hoa, vườn chè, tán xoan đang e thẹn chào xuân.
  • C. Cây cối đâm chồi nảy lộc và tiếng dế, tiếng chim đã làm cho khu vườn vào xuân tràn đầy sức sống.
  • D. Bài đọc cho chúng ta nhận ra được tiếng gọi của mảnh vườn sau nhà.

Câu 12: Em rút ra được ý nghĩa gì từ bài đọc?

  • A. Thiên nhiên, đất trời được cảm nhận bằng thị giác của tác giả.
  • B. Thiên nhiên mùa xuân tươi mới, trong trẻo với những vẻ đẹp độc đáo.
  • C. Mùa xuân được hiện lên bằng những hình ảnh bình dị, gần gũi, trầm lặng của khu vườn.
  • D. Những âm thanh của tiếng chim đã góp phần làm đẹp cho khu vườn khi xuân đến.

Câu 13: Các từ ngữ “cây muỗm, hoa nhài, hoa bưởi, vườn chè” được xếp vào loại từ gì?

  • A. Động từ.
  • B. Tính từ.
  • C. Phó từ.
  • D. Danh từ.

Câu 14: Câu văn dưới đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Tôi nghe thấy vườn gọi.”

  • A. So sánh.
  • B. Liệt kê.
  • C. Nhân hóa.
  • D. Nói quá.

Câu 15: Để bảo vệ môi trường chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Sử dụng các sản phẩm, vật dụng có chất liệu từ thiên nhiên.
  • B. Đi các phương tiện chạy bằng xăng.
  • C. Sử dụng các chai nhựa dùng một lần.
  • D. Thả bóng bay, đèn lồng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác