Lý thuyết trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời bài 6: tiếng vườn
Tổng hợp kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 6: tiếng vườn. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TUẦN 3 – BÀI 6: TIẾNG VƯỜN
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nói được 2 – 3 câu về vẻ đẹp của một khu vườn mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài hát, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Cây cối đâm chồi nảy lộc và tiếng dế, tiếng chim đã làm cho khu vườn vào xuân tràn đầy sức sống. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Thiên nhiên mùa xuân tươi mới, trong trẻo với những vẻ đẹp độc đáo.
- Giới thiệu được về một chương trình truyền hình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi. Biết chia sẻ và phát biểu suy nghĩ của mình với những người bạn bè xung quanh về một chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi mà mình ấn tượng.
- Biết cách viết đoạn kết bài cho một văn tả phong cảnh.
- Ghi lại được 1 – 2 hình ảnh hoặc từ ngữ gợi tả âm thanh mà em thích trong bài đọc “Tiếng vườn” và lí do em thích.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. BÀI ĐỌC: TIẾNG VƯỜN
Bài đọc “Tiếng vườn” miêu tả khu vườn khi vào xuân với sức sống mãnh liệt, có những mầm non, tiếng dế, tiếng chim... Mùa xuân luôn mang trong mình sự tươi mới và sức sống mạnh mẽ, thể hiện khát vọng và niềm vui tràn đầy của thiên nhiên trong mỗi khoảnh khắc tươi đẹp ấy.
2. NÓI VÀ NGHE: GIỚI THIỆU MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH HOẶC MỘT HOẠT ĐỘNG DÀNH CHO THIẾU NHI
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chọn một chương trình hoặc một hoạt động dành cho thiếu nhi mà em thích.
- Bước 2: Giới thiệu về chương trình đó
- Tên chương trình/ tên hoạt động
- Lịch phát sóng, thời gian tổ chức
- Nội dung
- Ý nghĩa
- Bước 3: Suy nghĩ và cảm xúc của em về chương trình đó.
3. VIẾT: VIẾT ĐOẠN KẾT BÀI CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH.
Cách 1: Kết bài không mở rộng
Nêu nhận xét, đánh giá chung về cảnh hoặc nêu tình cảm, cảm xúc của người tả với cảnh.
Cách 2: Kết bài mở rộng
Sau khi nhận xét, đánh giá hoặc nêu tình cảm, cảm xúc viết thêm vào một trong các ý:
- Liên hệ với người, vật…có liên quan đến cảnh
- Liên hệ đến ý thức, trách nhiệm của bản thân
- Tưởng tượng những điều xảy ra đối với cảnh trong tương lai…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức tiếng Việt 5 CTST bài 6: tiếng vườn, kiến thức trọng tâm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 6: tiếng vườn, Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 6: tiếng vườn
Bình luận