Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Chân trời bài 4: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 4: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điệp từ, điệp ngữ là gì?

  • A. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
  • B. Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 2: Điệp ngữ có mấy dạng

  • A. 2 dạng
  • B. 3 dạng
  • C. 4 Dạng
  • D. Không xác định được

Câu 3: Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp ngữ nối tiếp
  • C. Điệp ngữ chuyển tiếp
  • D. Cả A và B

Câu 4: Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  • A. Điệp ngữ cách quãng
  • B. Điệp ngữ nối tiếp
  • C. Điệp ngữ chuyển tiếp
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 5: Các câu sau đây đều có điệp ngữ, đúng hay sai?

1. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín

2. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

3. Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

4. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì trong diễn đạt?

  • A. Làm nổi bật vấn đề
  • B. Làm tăng tính nhạc cho lời văn, lời thơ
  • C. Làm sự vật hiện lên rực rỡ hơn
  • D. Đáp án A và B

Câu 7: Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?

  • A. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ
  • B. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ
  • C. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ
  • D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ

Câu 8: Điệp từ nào được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây?

Có ri ri tiếng dế mèn

Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu

Có con cuốc ở bờ lau

Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

  • A. Có và ngày
  • B. Đom đóm và dế mèn
  • C. Cuốc và kêu
  • D. Nắng và mưa

Câu 9: Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp ngữ nối tiếp
  • C. Điệp ngữ chuyển tiếp
  • D. Cả A và B

Câu 10: Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  • A. Điệp ngữ cách quãng
  • B. Điệp ngữ nối tiếp
  • C. Điệp ngữ chuyển tiếp
  • D. Cả B và C đều đúng 

Câu 11: Điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu

  • A. Điệp ngữ cách quãng
  • B. Điệp ngữ nối tiếp
  • C. Điệp ngữ vòng
  • D. Hai kiểu A và B

Câu 12: Hiệu quả nghệ thuật mà biện phép điệp mang lại là gì?

  • A. Tạo âm hưởng, tạo ấn tượng.
  • B. Nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung cần biểu đạt.
  • C. Khiến người đọc dễ nhớ.
  • D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 13: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp:

  • A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
  • B. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
  • C. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
  • D. A và B đều đúng
  • E. A và C đều đúng
  • F. B và C đều đúng

Câu 14: Có những loại phép điệp nào trong đoạn trích ở dưới?

Trong đầm đẹp gì bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

(Ca dao)

  • A. Điệp ngữ, điệp câu
  • B. Điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngữ
  • C. Điệp đầu câu, điệp nối tiếp
  • D. Điệp ngữ, điệp vòng tròn

Câu 15: Trích đoạn trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:

Tôi muốn tắt nắng đi,

Cho màu đừng nhạt mất.

Tôi muốn buộc gió lại,

Cho hương đừng bay đi.

Có những loại phép điệp nào?

  • A. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp câu.
  • B. Điệp câu, điệp ngắt quãng, điệp đầu câu.
  • C. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngắt quãng.
  • D. Điệp nối tiếp, điệp câu, điệp ngắt quãng.

Câu 16: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp vòng
  • C. Điệp nối tiếp
  • D. Điệp đầu

Câu 17: Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp vòng
  • C. Điệp nối tiếp
  • D. Điệp đầu

Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Phép đối là cách _____ từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí ____ nhau, để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.

  • A. sắp đặt – đối xứng
  • B. lựa chọn – cân xứng
  • C. sắp đặt – cân xứng
  • D. lựa chọn – đối xứng

Câu 19: Đặc điểm nào không cần thiết phải có trong phép đối?

  • A. Số tiếng: giống nhau
  • B. Thanh điệu: đối B – T
  • C. Từ loại: cùng từ loại (DT, ĐT, TT, ...)
  • D. Nghĩa: trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.

Câu 20: Hai dòng thơ dưới có sử dụng phép đối không?

Có bầu, có bạn, can chi tủi,

Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.

(Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà)

  • A. Có
  • B. Không

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác