Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 Chân trời bài 4: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Thế nào là điệp từ, điệp ngữ?

Câu 2: Sử dụng điệp từ, điệp ngữ có tác dụng gì?

Câu 3: Tìm điệp từ có trong đoạn thơ sau:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Câu 4: Chỉ ra điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viễn Phương)

Câu 2: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn văn sau:

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…"

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

"Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,

Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên."

Câu 4: Nêu tác dụng của điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

"Ai dậy sớm

Đi ra đồng,

Có vừng đông

Đang chờ đón.

 

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi,

Cả đất trời

Đang chờ đón."

Câu 5: Nêu tác dụng của điệp từ trong đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

(Thanh Hải)

III. VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Tìm những điệp ngữ trong đoạn thơ sau đây? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn tả một cảnh đẹp quê hương em, trong đó có sử dụng điệp từ hoặc điệp ngữ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 5 CTST bài 4: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác