Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Từ đồng nghĩa (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Từ đồng nghĩa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ đồng nghĩa là gì?
A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- B. Là những từ có nghĩa giống nhau.
- C. Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
- D. Là những từ có nghĩa gần giống nhau.
Câu 2: Các từ đồng nghĩa có mối quan hệ như thế nào với nhau?
- A. Các từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng khi nói.
B. Các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết.
- C. Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau khi nói, viết.
- D. Các từ đồng nghĩa chỉ được sử dụng khi viết.
Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Chân yếu tay mềm.
- A. Chân – tay.
B. Yếu – mềm.
- C. Chân – yếu.
- D. Tay – mềm.
Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Ngăn sông cấm chợ.
- A. Ngăn – sông.
- B. Cấm – chợ.
C. Ngăn – cấm.
- D. Sông – chợ.
Câu 5: Đâu là lưu ý khi sử dụng từ đồng nghĩa?
- A. Hạn chế sử dụng từ đồng nghĩa trong khi nói.
- B. Không sử dụng từ đồng nghĩa khi viết.
- C. Chỉ sử dụng các từ đồng nghĩa trong những hoàn cảnh nhất định.
D. Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp.
Câu 6: Đâu là từ đồng nghĩa với từ mẹ?
- A. Dì.
- B. Cô.
- C. Thầy.
D. Má.
Câu 7: Đâu là từ đồng nghĩa với từ non sông?
- A. Núi rừng.
- B. Sông hồ.
C. Tổ quốc.
- D. Làng xóm.
Câu 8: Đâu không là từ đồng nghĩa với từ vác?
- A. Khuân.
- B. Tha.
C. Đi.
- D. Nhấc.
Câu 9: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Chân yếu tay mềm.
- A. Chân – tay.
B. Yếu – mềm.
- C. Chân – yếu.
- D. Tay – mềm.
Câu 10: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Ngăn sông cấm chợ.
- A. Ngăn – sông.
- B. Cấm – chợ.
C. Ngăn – cấm.
- D. Sông – chợ.
Câu 11: Tìm từ đồng nghĩa trong thành ngữ dưới đây?
Thay hình đổi dạng.
- A. Đổi – dạng.
- B. Thay – hình.
- C. Hình – dạng.
D. Thay – đổi.
Câu 12: Dòng nào dưới đây chứa toàn từ đồng nghĩa?
A. Yên bình, tĩnh lặng, yên tĩnh, thanh bình.
- B. Hạnh phúc, vui sướng, mãn nguyện, đau khổ.
- C. Mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, nhẹ nhàng.
- D. Nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu, nhỏ bé.
Câu 13: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi vô cùng hân hoan.
- A. Chào đón – hân hoan.
B. Phấn khởi – hân hoan.
- C. Các em – chúng tôi.
- D. Phấn khởi – vô cùng.
Câu 14: Tìm từ các đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây?
Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít...
A. Khuân – vác – tha – nhấc.
- B. Vác – lôi – đẩy – chạy.
- C. Nhặt – tha – đụng – chạy.
- D. Khỏe – hăng say – vội vàng – tíu tít.
Câu 15: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ dưới đây? Những từ đồng nghĩa ấy chỉ ai?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
- A. Từ đồng nghĩa Bác, Người để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Từ đồng nghĩa Bác, Ông Cụ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- C. Từ đồng nghĩa Ông Cụ, Người để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Từ đồng nghĩa Bác, Người, Ông Cụ để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem toàn bộ: Giải Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Từ đồng nghĩa
Bình luận