Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 5 Chân trời bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 5 chân trời bài 1: Sự tích con Rồng cháu Tiên sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời trong giai đoạn nào của lịch sử nước ta?

  • A. Thời đại Hùng Vương.
  • B. Thời An Dương Vương xây thành cổ Loa.
  • C. Thời kì Bắc thuộc.
  • D. Thời đại phong kiến

Câu 2: Hai nhân vật chính được đề cập đến trong truyện Con Rồng cháu Tiên là gì?

  • A. Thần Nông và Thần Long Nữ.
  • B. Vua Hùng và Lạc Long Quân.
  • C. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
  • D. Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Câu 3: Theo truyện Con Rồng cháu Tiên, nàng Âu Cơ thuộc giống nào và sinh sống ở đâu?

  • A. Giống rồng - Sinh sống ở dưới nước.
  • B. Là người con của một vị vua - Sống ở miền núi cao.
  • C. Giống tiên, thuộc dòng họ Thần Nông - sống ở vùng núi cao phương Bắc.
  • D. Vừa là giống rồng, vừa là giống tiên - Sinh sống ở trên cạn.

Câu 4: Lạc Long Quân là:

  • A. Con trai thần Long Nữ, thuộc giống rồng, sinh sống ở dưới nước.
  • B. Người có sức khỏe vô địch và có nhiều phép lạ.
  • C. Người thường xuyên giúp đỡ nhân dân diệt trừ yêu quái; dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5: Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau?

  • A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau.
  • B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài.
  • C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha.
  • D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau.

Câu 6: Chi tiết nào sau đây trong truyện Con Rồng cháu Tiên không mang tính tưởng tượng, kì ảo?

  • A. Vua Hùng lên ngôi, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), đặt tên nước là Văn Lang.
  • B. Lạc Long Quân là con thần, tinh thông nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái.
  • C. Âu Cơ kết duyên cùng Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con.
  • D. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, năm mươi con theo Lạc Long xuống biển, năm mươi con theo Âu Cơ lên núi.

Câu 7: Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì?

  • A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác.
  • B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta.
  • C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước.
  • D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Câu 8: Chi tiết Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau thể hiện điều gì?

  • A. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
  • B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
  • D. Giải thích tại sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng.

Câu 9: Ý nghĩa nào sau đây không đúng với truyện Con Rồng cháu Tiên?

  • A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. 
  • B. Thể hiện niềm tự hào dân tộc về giống nòi cao quý
  • C. Thể hiện ý thức đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc
  • D. Thể hiện ước nguyện đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng người Việt

Câu 10: Truyện truyền thuyết nào sau đây không giải thích  về nguồn gốc dân tộc tương tự như Con Rồng cháu Tiên

  • A. Đẻ đất đẻ nước
  • B. Quả bầu mẹ
  • C. Sự tích cây vú sữa
  • D. Quả trứng thiêng

Câu 11: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì?

  • A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân
  • B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc
  • C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà.
  • D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng.

Câu 12: Sự tích Con Rồng cháu Tiên phản ánh hiện thực sinh động về sự hình thành và phát triển của các dân tộc Việt Nam?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 13: Với sự hồn nhiên, phong phú về nguồn gốc dân tộc, sự hình thành nhà nước Văn Lang, tác giả dân gian thể hiện tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc chân thực, mộc mạc hơn

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Việc lựa chọn nguồn gốc của người Việt đều là "thần" là gì?

  • A. Ca ngợi nguồn gốc Tiên Rồng cao quý của người Việt
  • B. Nói lên khả năng đặc biệt, siêu phàm của người Việt
  • C. Lúc bấy giờ con người chưa có khoa học để lý giải nguồn gốc loài người
  • D. Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của tác giả dân gian

Câu 15: Tổ tiên của người Việt là

  • A. Lạc Long Quân
  • B. Âu Cơ
  • C. Lạc Long Quân và Âu Cơ
  • D. Vua Hùng

Câu 16: Truyện Con rồng cháu tiên thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Truyện ngụ ngôn
  • B. Truyện truyền thuyết
  • C. Truyện cổ tích
  • D. Truyện trung đại

Câu 17: Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

  • A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.
  • B. Những câu chuyện hoang đường, li kì
  • C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật
  • D. Những câu chuyện có thật

Câu 18: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì?

  • A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân
  • B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc
  • C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà.
  • D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng.

Câu 19: Văn bản “Sự tích con Rồng cháu Tiên” được tác giả nào sáng tác?

  • A.Nguyễn Đổng Chi
  • B.Tô Hoài
  • C.Cù Chính Lan
  • D.Nguyễn Trung Thành

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác