Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 1: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Những hòn đảo nhỏ trên vịnh Hạ Long

(trích)

Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước ta. Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.

Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.

Đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu mà mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống. Có hòn trông như đôi gà đang xoè cánh chọi nhau trên mặt nước (hòn Gà Chọi); có hòn bề thế như mái nhà (hòn Mái Nhà); có hòn chông chênh như con cóc ngồi bờ giếng (hòn Con Cóc), có hòn như ông lão trầm tĩnh ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng),... Có nhiều hang đảo đẹp, như hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ,... Mỗi hang đảo gắn với một sự tích huyền bí.

Ngắm Hạ Long với trăm nghìn đảo đá sừng sững, ta có cảm giác được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.

(Theo Thi Sảnh)

 

Câu 1: Bài văn miêu tả phong cảnh nào?

  • A. Vịnh Hạ Long.
  • B. Hòn Ông Lã Vọng.
  • C. Hang Đầu Gỗ.
  • D. Hang Bồ Nâu.

Câu 2: Đâu là câu văn miêu tả bao quát về cảnh sắc ở vịnh Hạ Long?

  • A. Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước ta.
  • B. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.
  • C. Ngắm Hạ Long với trăm nghìn đảo đá sừng sững, ta có cảm giác được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.
  • D. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.

Câu 3: Đâu là câu văn miêu tả bao quát về đảo ở vịnh Hạ Long?

  • A. Có hòn trông như đôi gà đang xoè cánh chọi nhau trên mặt nước (hòn Gà Chọi).
  • B. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.
  • C. Có nhiều hang đảo đẹp, như hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ,...
  • D. Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.

Câu 4: Đâu không phải cách xếp đặt những hòn đảo ở Hạ Long trong bài văn Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long?

  • A. Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi.
  • B. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ.
  • C. Có chỗ chỉ có một đảo chơ vơ giữa vịnh.
  • D. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít.

Câu 5: Người viết đã sử dụng nhữg giác quan nào để miêu tả cảnh vật?

  • A. Mũi.
  • B. Tai.
  • C. Mắt.
  • D. Mắt và tai.

Câu 6: Tên của các hòn đảo ở vịnh Hạ Long được đặt như thế nào?

  • A. Đặt theo các mốc lịch sử.
  • B. Đặt theo hình dáng của từng hòn đảo.
  • C. Đặt theo tên của các vị anh hùng dân tộc.
  • D. Đặt theo tên các địa danh nổi tiếng trên khắp đất nước.

Câu 7: Vì sao đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu?

  • A. Vì mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống.
  • B. Vì mỗi hòn đảo mang một câu chuyện, một sự tích riêng.
  • C. Vì mỗi hòn đảo đều có rất nhiều loài sinh vật sinh sống.
  • D. Vì mỗi hòn đảo đều có rất nhiều loài cây quý hiếm.

D. Một sự kiện lịch sử.

 

Câu 8: Ở phần thân bài, liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự không gian kết hợp với thời gian là gì?

  • A. Tả sự thay đổi của từng sự vật, hiện tượng… trong những thời điểm khác nhau.
  • B. Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm…).
  • C. Tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh theo trình tự từ gần tới xa, từ thấp lên cao, từ trái sang phải…
  • D. Tả bao quát toàn bộ vẻ đẹp của phong cảnh.

Câu 9: Đâu là lưu ý quan trọng khi viết bài văn tả phong cảnh?

  • A. Tập trung quan sát phong cảnh bằng thị giác.
  • B. Miêu tả tất cả sự vật, hiện tượng…có trong phong cảnh.
  • C. Đặc điểm của phong cảnh cần được cảm nhận bằng nhiều giác quan.
  • D. Miêu tả chi tiết duy nhất một hiện tượng có trong phong cảnh.

Câu 10: Ở phần thân bài, liệt kê nội dung miêu tả theo trình tự thời gian là gì?

  • A. Tả sự biến đổi của phong cảnh theo mùa.
  • B. Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh từ gần đến xa.
  • C. Tả từng phần của phong cảnh từ cao xuống thấp.
  • D. Tả sự biến đổi hoặc đặc điểm của phong cảnh trong những thời gian khác nhau (các buổi trong ngày, các mùa trong năm…).

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhìn chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Câu 11: Bài ca dao trên nói về cảnh đẹp nào?

  • A. Cảnh đẹp Hồ Tây (Hà Nội).
  • B. Cảnh đẹp Hồ Gươm (Hà Nội).
  • C. Cảnh đẹp Hồ Trúc Bạch (Hà Nội).
  • D. Cảnh đẹp Hồ Thủ Lệ (Hà Nội).

Câu 12: Đâu không phải hình ảnh miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên trong bài ca dao?

  • A. Mặt hồ mù sương.
  • B. Làn gió nhẹ đưa cành trúc.
  • C. Mặt hồ sáng, trong như một tấm gương khổng lồ. 
  • D. Tiếng chuông ngân nga.

Câu 13: Người viết đã quan sát cảnh vật vào thời điểm nào trong ngày?

  • A. Buổi đêm khuya thanh vắng.
  • B. Buổi chiều tà.
  • C. Buổi trưa.
  • D. Buổi sáng sớm khi ngày mới vừa bắt đầu.

Câu 15: Hang động nào ở Việt Nam được mệnh danh là hang động lớn nhất thế giới?

  • A. Hang Sơn Đoòng.
  • B. Hang Múa.
  • C. Quần Thể Hang Động Tràng An.
  • D. Hang Én.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác