Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời bài 23: Nguồn nhiên liệu (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo bài 23: Nguồn nhiên liệu (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải tính chất vật lí của dầu mỏ?

  • A. Màu nâu đậm.
  • B. Tan trong nước.
  • C. Nhẹ hơn nước.
  • D. Thể lỏng, đặc sánh.

Câu 2: Thành phần chính của dầu mỏ là

  • A. Alcohol.
  • B. Dẫn xuất của hydrocarbon.
  • C. Lưu huỳnh.
  • D. Hydrocarbon.

Câu 3: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là

  • A. Ethane.
  • B. Methane.
  • C. Propane.
  • D. Butane.

Câu 4: Mỏ dầu thường có mấy lớp?

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 5: Lớp đầu tiên theo thứ tự từ trên xuống trong mỏ dầu là

  • A. Lớp khí.
  • B. Lớp dầu lỏng.
  • C. Lớp nước mặn.
  • D. Lớp đất đá.

Câu 6: Lớp thứ 2 theo thứ tự từ trên xuống trong mỏ dầu là

  • A. Lớp khí.
  • B. Lớp dầu lỏng.
  • C. Lớp nước mặn.
  • D. Lớp đất đá.

Câu 7: Để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả ta không nên làm việc nào sau đây?

  • A. Cung cấp đủ không khí hoặc oxygen cho quá trình cháy .
  • B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxygen .
  • C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy phù hợp với nhu cầu sử dụng.
  • D. Cung cấp thêm khí CO2 cho quá trình cháy

Câu 8:  Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong đun nấu và thắp sáng.
  • B. Than mỏ gồm than cốc, than chì, than bùn.
  • C. Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn.
  • D. Sử dụng than khi đun nấu góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polymer?

  • A. CH3-CH2-CH3.
  • B. CH4.
  • C. CH2=CH-CH3.
  • D. CH3-CH3.

Câu 10: Nhiên liệu rắn gồm

  • A. than mỏ, gỗ.
  • B. xăng, dầu hỏa.
  • C. khí mỏ dầu, khí than.
  • D. cồn, khí thiên nhiên

Câu 11: Đốt hoàn toàn 12 gam than chứa 98% cacbon. Tỏa ra nhiệt lượng là bao nhiêu? (Biết rằng khi đốt 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kj nhiệt lượng)

  • A. 788 kj.
  • B. 772,24 kj.
  • C. 386,12 kj.
  • D. 896 kj.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam một hiđrocacbon X có M = 84 đvC cho ta 10,56 gam CO2. Số nguyên tử C trong phân tử X là

  • A. 5.
  • B. 6.
  • C. 7.
  • D. 8.

Câu 13: Trùng hợp m tấn ethylene thu được 1 tấn poliethylene (PE) với hiệu suất của phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là: 

  • A. 1,25.
  • B. 0,8.
  • C. 1,8.
  • D. 2.

Câu 14: Coại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

  • A. Nhiên liệu khí.
  • B. Nhiên liệu lỏng.
  • C. Nhiên liệu rắn.
  • D. Nhiên liệu hóa thạch.

Câu 15 : Cho các phát biểu sau:

(1) Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.

(2) Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

(3) Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.

(4) Than gầy là loại than có hàm lượng carbon thấp nhất.

Số phát biểu đúng là

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác