Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời bài 23: Nguồn nhiên liệu
Giải chi tiết VBT Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo bài 23: Nguồn nhiên liệu. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 23: NGUỒN NHIÊN LIỆU
Bài tập 23.1(trang 61): Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành bao nhiêu loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: B.
Bài tập 23.2(trang 61): Hợp chất nào sau đây không được dùng làm nhiên liệu?
A. Propane. B. Butane. C. Ethylene. D. Methane.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: C.
Bài tập 23.3 (trang 61): Khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu vì
A. khí thiên nhiên có sẵn trong các nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và dễ khai thác.
B. khí thiên nhiên cháy sạch hơn so với nhiều nguồn năng lượng khác như than đá hoặc dầu mỏ. Khi cháy, chúng tạo ra ít khí thải gây ô nhiễm (khí carbon monoxide).
C. khí thiên nhiên có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm nấu ăn, sưởi ấm, điều hoà không khí và làm nhiên liệu cho phương tiện giao thông.
D. A, B, C đều đúng.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: D.
Bài tập 23.4 (trang 61): Nhiên liệu khí (gas) có nguồn gốc từ đâu?
A. Khí thiên nhiên.
B. Khí mỏ dầu.
C. Dầu mỏ.
D. Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, dầu mỏ.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: D.
Bài tập 23.5 (trang 61): Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi nhất định vì:
A. dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp gồm nhiều hydrocarbon.
B. dầu mỏ không tan trong nước.
C. dầu mỏ nổi lên trên mặt nước.
D. dầu mỏ là chất lỏng sánh đặc.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: A.
Bài tập 23.6 (trang 62):
Gas dùng để đun nấu có mùi hôi rất khó ngửi là do nhà sản xuất đã thêm một lượng nhỏ hợp chất có chứa lưu huỳnh vào trong gas. Mục đích của việc thêm hoá chất này vào gas nhằm để
A. tăng năng suất toả nhiệt của gas.
B. phát hiện nhanh chóng sự cố rò rỉ gas.
C. hạ giá thành sản xuất gas.
D. phòng chống cháy nổ khi sử dụng gas.
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: B.
Bài tập 23.7 (trang 62): Cho các phát biểu sau:
(a) Có 5 loại nhiên liệu phổ biến là gas, xăng, dầu, than, củi.
(b) Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, dầu mỏ.
(c) Khí mỏ dầu có phần trăm thể tích methane lớn hơn khí thiên nhiên.
(d) Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là các alkane và alkene.
(e) Quá trình chưng cất dầu mỏ sẽ thu được ethylene.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Bài giải chi tiết:
Đáp án đúng: A.
(a) sai vì chỉ có 3 loại nhiên liệu phổ biến là nhiên liệu khí, nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng.
(b) đúng.
(c) sai vì khí mỏ dầu có phần trăm thể tích methane thấp hơn khí thiên nhiên.
(d) sai vì thành phần chủ yếu của dầu mỏ là các alkane.
(e) đúng.
Bài tập 23.8 (trang 62):
Trong số các cách chữa đám cháy nhỏ do xăng dầu gây ra sau đây, cách chữa cháy nào đúng, cách nào sai?
(a) Phun nước vào ngọn lửa.
(b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
(c) Phủ cát vào ngọn lửa.
(d) Dùng bình chữa cháy dạng bột.
Bài giải chi tiết:
a) sai vì nước làm đám cháy lan ra rộng hơn.
b) đúng.
c) đúng.
d) đúng.
Bài tập 23.9 (trang 62):
Trong các nhận xét về dầu mỏ sau đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai?
(a) Dầu mỏ là hỗn hợp các dẫn xuất của hydrocarbon lỏng, sánh đặc, màu nâu đen.
(b) Dầu mỏ là chất lỏng màu nâu đen, không tan trong nước.
(c) Dầu mỏ rất dễ cháy do có nhiệt độ sôi luôn thấp hơn 100oC.
(d) Dầu mỏ là hỗn hợp các hydrocarbon, nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
Bài giải chi tiết:
a) sai vì dầu mỏ có thành phần chủ yếu là các hydrocarbon.
b) đúng.
c) sai vì dầu mỏ có nhiệt độ sôi không xác định.
d) đúng vì dầu mỏ là hỗn hợp các hydrocarbon, nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
Bài tập 23.10 (trang 62):
Hãy điền vào chỗ trống bằng các từ hoặc cụm từ thích hợp để được các nhận định hoàn chỉnh.
xử lí | xăng | than, gỗ | khí mỏ dầu | dầu hoả |
khí thiên nhiên | nhiều nhiệt | phát sáng | cháy được | khí methane |
(a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được (1) ... và các sản phẩm khác.
(b) Để thu thêm được xăng nhẹ từ dầu thô, người ta tiến hành (2) ... dầu nặng.
(c) Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là (3) ....
(d) Khí mỏ dầu có thành phần gần giống như (4) ....
(e) Nhiên liệu là những chất (5) ..., khi cháy toả (6) ... và (7) ....
(g) Nhiên liệu rắn như (8) ...
Nhiên liệu lỏng như (9) ...
Nhiên liệu khí như (10) ..., ....
Bài giải chi tiết:
(1) xăng, dầu hỏa (2) xử lí
(3) khí methane (4) khí thiên nhiên
(5) cháy được (6) nhiều nhiệt
(7) phát sáng (8) than, gỗ
(9) xăng, dầu hỏa (10) khí thiên nhiên, khí mỏ dầu,....
Bài tập 23.11 (trang 63):
a) Cồn có được xem là nhiên liệu không? Giải thích.
b) Dầu thô có phải là nhiên liệu lỏng không? Giải thích.
Bài giải chi tiết:
a) Cồn (ethanol) được xem là một loại nhiên liệu:
- Cồn dễ cháy và sinh ra nhiệt lượng lớn khi đốt, phù hợp để sử dụng làm nhiên liệu.
- Cồn được sử dụng làm nhiên liệu sinh học (biofuel), ví dụ như ethanol trong xăng sinh học (E5, E10).
- Cồn được sản xuất từ nguyên liệu tái tạo (như mía, ngô) và khi cháy tạo ra ít khí thải hơn so với nhiên liệu hóa thạch.
b) Dầu thô không được xem là nhiên liệu lỏng trực tiếp.
- Dầu thô là hỗn hợp phức tạp của hydrocarbon, chứa nhiều tạp chất và không thể sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu.
- Để trở thành nhiên liệu, dầu thô phải qua quá trình tinh chế để tạo ra các sản phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hỏa.
Bài tập 23.12 (trang 63):
Đèn Lưu Ly là một loại đèn dùng trong việc thờ cúng. Đèn này thường dùng một loại dầu đặc biệt để thắp sáng là dầu Lưu Ly, có ưu điểm khi cháy không sinh khói và không có mùi khó chịu như các loại đèn dùng dầu hỏa thông thường. Theo em, dầu Lưu Ly được tạo ra từ loại nhiên liệu gì?
Bài giải chi tiết:
Dầu Lưu Ly là nhiên liệu lỏng, có nguồn gốc từ dầu mỏ, thành phần chính là các alkane lỏng được lọc cẩn thận nhiều lần nên không còn tạp chất như các loại dầu hỏa thông thường. Vì vậy, loại dầu này khi cháy không sinh khói và không có mùi khó chịu như các loại đèn dùng dầu hỏa thông thường.
Bài tập 23.13 (trang 63):
Hiệu ứng nhà kính có ảnh hưởng xấu đến khí hậu, môi trường sống của con người và động - thực vật. Theo em, những loại nhiên liệu nào góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính khi sử dụng? Giải thích.
Bài giải chi tiết:
- Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, khí carbon dioxide và các khí nhà kính khác như methane
được giải phóng vào khí quyển.
- là một trong những tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ Trái Đất.
- Những loại nhiên liệu tạo ra khi cháy đều có thể gây hiệu ứng nhà kính: gas, xăng, dầu, than, gỗ, củi, ...
Bài tập 23.14 (trang 63):
Để giảm phát thải khí nhà kính, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo một số động cơ, máy móc dùng loại nhiên liệu đặc biệt không gây ra hiệu ứng nhà kính. Em hãy cho biết đó là loại nhiên liệu nào? Giải thích.
Bài giải chi tiết:
Đó là các loại nhiên liệu tái tạo và sạch như:
Hydro (H₂): Nhiên liệu không phát thải khí nhà kính.
Điện (năng lượng tái tạo): Sử dụng điện từ năng lượng gió, mặt trời, thủy điện.
Nhiên liệu sinh học thế hệ mới: Ví dụ như ethanol từ tảo hoặc dầu thực vật bền vững.
Bài tập 23.15 (trang 63):
Gas là một loại nhiên liệu khí hoá lỏng gồm propane và butane được trộn theo tỉ lệ phù hợp với mục đích sử dụng. Ở Việt Nam và các nước trong khu vực, tỉ lệ thể tích propane và butane tương ứng có trong một số loại gas phổ biến là 3:7; 5:5; 1:2 hay 7:3. Theo em, loại gas nào trong các loại nêu trên có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất? Giải thích.
Bài giải chi tiết:
Loại gas có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất khi tỉ lệ thể tích propane và butane lớn nhất.
Vậy loại gas có tỉ lệ thể tích propane và butane bằng 7:3 sẽ có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 chân trời , Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 CTST, Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 bài 23: Nguồn nhiên liệu
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận