Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời Ôn tập chủ đề 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các đơn chất kim loại sau đây, chất nào hoạt động hóa học tốt nhất?

  • A. Sodium.           
  • B. Iron.
  • C. Aluminium.               
  • D. Magnesium.

Câu 2: Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại, ta biết mức độ hoạt động của kim loại

  • A. giảm dần từ phải qua trái.               
  • B. giảm dần từ trái qua phải.
  • C. không thay đổi từ đầu đến cuối dãy.                   
  • D. biến thiên liên tục.

Câu 3: Đâu không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

  • A. Tính hiếm.                                     
  • B. Tính dẻo.
  • C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.                
  • D. Ánh kim.

Câu 4: Kim loại dẫn điện tốt nhất là

  • A. bạc.                  
  • B. vàng.                
  • C. tungsten.          
  • D. thủy ngân

Câu 5: Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:

  • A. Al.
  • B. Ba.
  • C. Fe.
  • D. Zn.

Câu 6: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :

  • A. Na, Al.
  • B. K, Na.
  • C. Al, Cu.
  • D. Mg, K.

Câu 7: Vì sao phải bảo quản sodium, potassium bằng cách ngâm trong dầu hỏa?

  • A. Vì ngăn phản ứng với hơi nước trong không khí.
  • B. Vì ngăn phản ứng với CO2 trong không khí.
  • C. Vì chúng chỉ ở dạng rắn khi được ngâm trong dầu hỏa.
  • D. Vì ngăn không cho chúng bốc hơi.

Câu 8: Mặc dù hoạt động hóa học mạnh nhưng tại sao các kim loại Na, K, Ca, Ba không thể đẩy kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối?

  • A. Vì chúng ngay lập tức bay hơi khi cho vào nước.         
  • B. Vì chúng tác dụng với nước trước tạo ra base.
  • C. Vì chúng ngay lập tức bị phân hủy khi tiếp xúc với nước.
  • D. Vì chúng không liên kết được với các gốc acid trong muối.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Hợp kim có tính dẫn điện.
  • B. Hợp kim có tính dẫn nhiệt.
  • C. Hợp kim có tính dẻo.
  • D. Hợp kim mềm hơn so với các kim loại thành phần.

Câu 10: Trong sản xuất thép, vì sao khí oxygen được thổi liên tục qua gang nóng chảy?

  • A. Để phản ứng với tạp chất trong gang.
  • B. Để phản ứng với iron tạo thành các oxide.
  • C. Để phản ứng với carbon trong gang.
  • D. Để phản ứng với silicon trong gang.

Câu 11: Hãy sắp xếp các kim loại say theo chiều hoạt động hóa học giảm dần

Ca, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al

  • A. Ca, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al.            
  • B. Cu, Zn, Ag, Al, Ca, Na, Fe.
  • C. Zn, Ag, Al, Ca, Cu, Na, Fe.            
  • D. Na, Ca, Al, Zn, Fe, Cu, Ag.

Câu 12: Cho phản ứng Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. Y là

  • A. Cu          
  • B. CuSO4.             
  • C. ZnSO4.             
  • D. Zn.

Câu 13: Kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Kim loại dẻo nhất là sodium.
  • B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân.
  • C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là tungsten.
  • D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.

Câu 14: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

  • A. Au, Mg.            
  • B. Al, Fe.              
  • C. Zn, Ag.             
  • D. Cu, Na.

Câu 15: Kim loại nào sau đây tác dụng được với muối CuCl2 và AlCl3?

  • A. Ag.
  • B. Fe.
  • C. Zn.
  • D. Mg.

Câu 16: Ngâm một viên kẽm sạch trong dung dịch CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

  • A. Không có hiện tượng nào xảy ra.
  • B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.
  • C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.
  • D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.

Câu 17: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là

  • A. không có phản ứng.
  • B. có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
  • C. có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
  • D. có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu.

Câu 18: Cho thí nghiệm như hình ảnh, ta có thể thay dây magnessium bằng

TRẮC NGHIỆM

  • A. Aluminium.              
  • B. Iron.
  • C. Gold.     
  • D. Copper.

Câu 19:  Gang và thép đều có thành phần là sắt và carbon nhưng tại sao gang thì cứng giòn còn thép thì dẻo hơn?

  • A. Trong gang có được thêm phụ gia khác.
  • B. Tỉ lệ carbon trong gang cao hơn thép.
  • C. Trong thép còn có một lượng lớn các nguyên tố khác như Cr, Ni,…
  • D. Trong gang còn có một lượng lớn các nguyên tố khác như Cu, Mg, Mn,…

Câu 20: Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch CuNO3 có lẫn AgNO3:

  • A. Fe.
  • B. K.
  • C. Cu.
  • D. Ag.

Câu 21:  Cho các chất dưới đây, có bao nhiêu chất có thể làm lót quai nồi?

  1. Sắt (iron)
  2. Đồng (copper)
  3. Gỗ ( chủ yếu là carbon)
  4. Cao su (hợp chất của carbon có thể có lưu huỳnh)
  5. Kẽm (zinc)
  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 22: Trong phương pháp điều chế nhôm bằng điện phân nóng chảy thường có thêm chất xúc tác cryolite. Tác dụng của chất này là

  • A. Tăng nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm năng lượng.           
  • B. Giữ ổn định nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm năng lượng.
  • C. Giảm nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm năng lượng.
  • D. Ngăn không cho Al và O2 tác dụng lại với nhau.

Câu 23: Trong phương pháp nhiệt luyện, người ta không sử dụng chất nào để phản ứng với oxide của kim loại cần tách?

  • A. Al.          
  • B. C.           
  • C. CO.                  
  • D. CO2.

Câu 24: Đặc điểm tính chất của duralumin là

  • A. Dẻo và cứng.
  • B. Khó bị gỉ.
  • C. Có độ cứng và độ bền tương đối cao, dẫn nhiệt tốt.
  • D. Nhẹ và bền.

Câu 25: Gang thường được sử dụng để

  • A. Làm chi tiết máy móc.
  • B. Làm vật liệu xây dựng.
  • C. Chế tạo vỏ máy bay.
  • D. Dao, kéo,…

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác