5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 21

5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 21. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

VĂN BẢN: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Dựa vào nhan đề Chữ người tử tù, bạn hãy thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 có thể khiến bạn suy đoán như vậy?

CH 2: Huấn Cao đã tiếp nhận sự "biệt đãi" của quản ngục như thế nào?

CH 3: Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?

CH 4: Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm hay không?

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.

CH 2: Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Lời kể ấy tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

CH 3: Sự kiện nào đã tạo bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?

CH 4: Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách Huấn Cao.

CH 5: Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có". Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

CH 6: Theo bạn, tác giả đã gửi gắm những thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?

CH 7: Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

CH 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Tác phẩm viết về câu chuyện những dòng chữ của người tù

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Xét theo lẽ thường quản ngục sẽ phải cho người trông coi Huấn Cao cẩn thận, nghiêm ngặt, đối xử theo đúng tội của một tên tử tù.

CH 2: Ông Huấn Cao thản nhiên tiếp nhận sự "biệt đãi" của quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.

CH 3: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục:

+  Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. 

+ “Thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã

Thái độ của quản ngục trước lời khuyên đó: cảm động, vái người tù một vái, chắp tay một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào. 

CH 4: Nội dung câu chuyện khá giống suy đoán của em lúc đọc nhanh đề tác phẩm.

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo đó là hình tượng hai nhân vật Huấn Cao và Quản ngục, hai nhân vật này trên bình diện xã hội là hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau và cuộc gặp giữa 2 người.

CH 2: Lời kể về nhân vật quản ngục là lời của tác giả. 

Việc sử dụng ngôi kể thứ ba giúp cho cách kể linh hoạt, tự do hơn.  

CH 3: Sự kiện tạo bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục là khi ông nghe thầy thơ lại kể về nỗi lòng của viên quản ngục. 

Lúc này, mối quan hệ giữa họ không còn là mối quan hệ giữa quản ngục - tử tù mà đã chuyển thành một quan hệ tri âm, tri kỉ.

CH 4: Tài hoa nghệ sĩ: có tài viết chữ đẹp

  • Khí phách hiên ngang: 

  • Nhân cách trong sáng, cao cả: được thể hiện qua thái độ, cách ứng xử của Huấn Cao với nghệ thuật, với con người.

CH 5: Cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có”:

  • Về không gian và thời gian đặc biệt: Trong tù, ban đêm

  • Người cho chữ và người xin chữ vô cùng đặc biệt

Ý nghĩa: Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu xa, nhơ bẩn của cái thiện đối với cái ác…

CH 6: Thông điệp của tác giả:

  • Cái đẹp có thể sinh ra, tỏa sáng giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn nhưng cái đẹp không thể chung sống cùng cái xấu, cái ác.

  • Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp chỉ khi giữ được thiên lương.

  • Cái đẹp có thể cảm hóa được con người.

CH 7:- Ngô Tử Văn và Huấn Cao đều là những người anh hùng trượng nghĩa, mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng trân trọng.

- Họ không vì quyền uy, tiền bạc mà bị mua chuộc, đánh mất đi chính mình.

KẾT NỐI ĐỌC VIẾT

CH 1: Biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập là một trong những yếu tố nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công cho tác phẩm

Xét trên phương diện địa vị xã hội Huấn Cao là tử tù – một người có tội đang đợi xét xử, còn viên quản ngục là người đại diện cho những kẻ thống trị trong bộ máy nhà nước. Đặc biệt trong cảnh cho chữ, trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn.Thủ pháp tương phản đối lập thể hiện thông qua cặp nhân vật Huấn Cao – quản ngục trong hoàn cảnh cho chữ đã cho thấy sức mạnh của tình yêu thương và niềm say mê cái đẹp. Nó là thứ cảm hóa và gắn kết con người lại với nhau.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 21, soạn Văn 10 tập 1 KNTT trang 21

Bình luận

Giải bài tập những môn khác