5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 140
5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 140. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM.
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
Câu 1: Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?
Câu 2: Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?
Câu 3: Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?
Câu 4: Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã nêu những thông tin gì?
THỰC HÀNH VIẾT
Câu 1: Viết bài báo cáo nghiên cứu vè việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật Chèo.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
Câu 1: Nội dung và phạm vi nghiên cứu là về loại hình sân khấu chèo
Câu 2:
Những luận điểm chính của bản báo cáo:
- Ngôn ngữ sân khấu chèo
- Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.
- Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.
- Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.
- Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.
- Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.
- Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng những cứ liệu là những thông tin, nghiên cứu đã có trước đấy về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…
Câu 4: Phần cuối của báo cáo nghiên cứu:
- Tổng kết lại những thông tin thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong chèo,
- Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu chèo chưa được giải quyết,
- Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu.
THỰC HÀNH VIẾT
Câu 1:
Mở bài
Chèo là một loại kịch dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Việc vận dụng tục ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật Chèo có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo.
Thân bài
Định hướng, phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên định hướng từ những thành tựu riêng của chèo về ca dao, tục ngữ được sử dụng trong lời thoại của các nhân vật Chèo
Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp qua các kịch bản; thống kê, liệt kê
Luận điểm chính
Chèo đã sử dụng một cách tài tình tục ngữ, thành ngữ vốn là những kinh nghiệm được đúc kết từ trong lao động sản xuất, trong đời sống xã hội để đưa trực tiếp vào lời thoại của nhân vật.
Ví dụ: Trong vở Kim Nham có câu tục ngữ “lòng chim dạ cá” được sử dụng trong lời nhân vật Xúy Vân, ý chỉ lòng dạ mình đã thay đổi, đã trót giăng xay ở ngoài.
Bên cạnh việc sử dụng dạng các câu tục ngữ dân gian, chèo truyền thống cũng đã cải biến, thêm lời và đổi ý khi đưa những câu tục ngữ trong dân gian vào lời thoại nhân vật.
Ví dụ: Đoạn lính hầu mắng Lưu Bình trong trích đoạn Lưu Bình – Dương Lễ “Anh này chỉ nói láo. Quần trứng sáo, áo nước dưa khăng gói gió đưa bạn tôi không đáng mà dám bảo là bạn tôi à!”
Chèo thường đề cao một khía cạnh đạo đức nào đó của nhân vật vậy nên có một số câu tục ngữ quen thuộc thường xuất hiện trong chèo như “xuất giá tòng phu”…
Chèo cũng đưa một số câu tục ngữ có khía cạnh đạo đức hay một số tục ngữ mang tính khẳng định triết lí, tư tưởng nào đó…
Ví dụ: Châu Long đã mượn nguyên lời ca dao để bộc lộ tâm trạng mình:
“Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bề.”
Kết luận
Việc sử dụng ca dao, tục ngữ đưa vào lời thoại nhân vật đã góp phần quan trọng tạo nên tính dân gian trong chèo, giúp chèo giữ được cái chất của mình đồng thời kế thừa và tiếp tục truyền thống dân tộc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 140, soạn Văn 10 tập 1 KNTT trang 140
Bình luận