Đáp án Ngữ văn 10 Kết nối bài 5: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam.

Đáp án bài 5: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam.. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM.

Câu 1: Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?

Đáp án chuẩn:

Loại hình sân khấu chèo và ngôn ngữ đối thoại của chèo.

Câu 2: Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?

Đáp án chuẩn:

- Ngôn ngữ sân khấu chèo ở đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, đến đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới tình người.

- Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.

- Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.

- Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.

- Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.

- Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.

- Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.

Câu 3: Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?

Đáp án chuẩn:

Những thông tin, nghiên cứu đã có trước đấy về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…

Câu 4: Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã nêu những thông tin gì?

Đáp án chuẩn:

- Tổng kết lại những thông tin thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong chèo,

- Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu chèo chưa được giải quyết,

- Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu.

Câu 1: Sau khi đọc và tìm hiểu về đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời và những hiểu biết của mình về thể loại sử thi, viết báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống những người dân Ê đê hiện nay.

Đáp án chuẩn:

1. Đặt vấn đề

Sử thi Ê đê ra đời trong điều kiện xã hội loài người có những biến động lớn về những cuộc di cư lịch sử, đặc biệt là những cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc để giành đất sống ở vùng rừng núi Tây Nguyên.

2. Giải quyết vấn đề

- Người Ê đê, đứng thứ 12 trong 54 dân tộc tại Việt Nam, gọi sử thi là klei khan. Hình thức hát kể klei khan không chỉ đơn thuần là kể chuyện mà còn mang ý nghĩa ngợi ca.

- Sử thi của người Ê đê phản ánh quan niệm về vũ trụ với ba tầng: trời, mặt đất, và thế giới dưới mặt đất; mô tả xã hội cổ đại bình đẳng, giàu có, và quyền lực gia đình mẫu hệ với vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình.

3. Hình thức hát kể sử thi

- Hát kể sử thi được tồn tại bằng hình thức truyền miệng từ đời này qua đời khác. - Ngôn ngữ hát kể của sử thi Êđê là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời và nhạc

- Trong sử thi thường nhắc nhiều về những cánh rừng bạt ngàn, rõ nét nhất là cảnh buôn làng giàu có của các tù trưởng, những người hùng nổi tiếng khắp vùng như Đăm Săn, Khing Ju…

4. Ảnh hưởng của sử thi đối với dân tộc Ê đê.

- Trong sử thi, khi hỏi về một ngôi nhà, câu trả lời thường miêu tả ngôi nhà với sự mô tả phong phú, khiến người nghe tưởng tượng về sự lớn hơn và đẹp hơn của ngôi nhà đó.

- Tại lễ hội bỏ mả của người Êđê M'Dhur, nghệ nhân kể sử thi quanh đống lửa, kể suốt đêm cho hàng nghìn người nghe, từ tối đến sáng, khi lễ hội kết thúc.

5. Kết luận.

Sử thi Ê đê, chính là một bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho cộng đồng. Người dân Ê đê hát kể sử thi như một cách để bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc đồng thời tuyên truyền nét đẹp này đến với nhiều đồng bào dân tộc khác.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác