Đáp án Ngữ văn 10 Kết nối bài 3: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Đáp án bài 3: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VIẾT BÀI LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM

Câu 1. Từ những gì do bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?

Đáp án chuẩn::

- Cần đưa ra những luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lạc và có sự logic.

- Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng chính xác và phải có sức thuyết phục với người khác.

- Giọng điệu, câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo sự hứng thú với người đọc, người nghe.

Câu 2. Vị thế của người thuyết trình có cần được thể hiện không? Nếu có nên thể hiện như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Vị thế của người thuyết trình cần được thể hiện để nâng cao sức thuyết phục với người khác.

- Vị thế của người thuyết trình:

+ Là người từng bị nhiễm những thói quen xấu, thể hiện quan điểm của chính bản thân, có thể tăng thêm sức tin tưởng với người khác.

+ Là người ngoài cuộc, từng chứng kiến, tiếp xúc với những người có thói quen không tốt, nêu quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.

Câu 3. Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?

Đáp án chuẩn:

- Dự kiến được những lí lẽ phản bác được đưa ra, kiểm soát quá trình thuyết phục một cách tốt nhất.

- Người thuyết trình có thể kịp thời đưa ra những dẫn chứng làm rõ hơn về luận điểm của mình, phản bác lại lí lẽ của người được thuyết phục.

- Tránh sự mất bình tĩnh, bối rối khi bị người được thuyết phục phản bác.

Câu 1: Thực hành viết: Trì hoãn như một thói quen - kẻ thù thầm lặng đang "giết chết" chính bạn!

Đáp án chuẩn:

Dàn ý:

I. Mở bài

Dẫn dắt vào đề: Thời gian để hiện thực hóa mục tiêu của mỗi người lại không giống nhau. Có sự khác nhau này không chỉ do định hướng, cách thức thực hiện của con người mà còn bị chi phối bởi thói quen trì hoãn công việc.

II. Thân bài

- Cắt nghĩa:

+ “Công việc” là những mục tiêu, dự định trước mắt mà chúng ta cần thực hiện.

+ “Trì hoãn” là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc.

=> Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc.

- Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người.

=> Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt.

- Thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người.

- Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng.

- Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

- Trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.

- Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao.

- Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.

III. Kết bài

Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các bạn nhé!

Bài tham khảo:

Cuộc sống là một chuỗi những hành trình, để thực hiện những mục tiêu, dự định con người cần lên kế hoạch và thực hiện tốt những công việc. Thời gian để hiện thực hóa mục tiêu của mỗi người lại không giống nhau, có người thực hiện một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian xác định, cũng có người phải mất khoảng thời gian rất dài mới có thể thực hiện được. Có sự khác nhau này không chỉ do định hướng, cách thức thực hiện của con người mà còn bị chi phối bởi thói quen trì hoãn công việc.

“Công việc” là các mục tiêu và dự định cần thực hiện, trong khi “trì hoãn” là việc kéo dài hoặc gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn là một vấn đề phổ biến, thường xảy ra khi những biến động ngoài ý muốn khiến công việc phải tạm dừng. Ví dụ, học sinh có thể phải trì hoãn việc học do thời tiết xấu hoặc sức khỏe. Tuy nhiên, trì hoãn công việc không phải là một giải pháp lâu dài, mà là thói quen tiêu cực dẫn đến tâm lý ỷ lại và lười biếng, khiến công việc bị đẩy sang ngày khác hoặc kéo dài không xác định.

Trì hoãn công việc ảnh hưởng xấu đến tiến độ và kết quả, làm lỡ hạn chót và cơ hội phát triển. Thói quen này dẫn đến tính bê trễ, thiếu kỉ luật và trách nhiệm, gây khó khăn trong việc đạt mục tiêu và giảm uy tín cá nhân.

Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.

Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các bạn nhé!

Câu 2: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.

Đáp án chuẩn:

Ngày nay, đi trên đường phố, ta bắt gặp rất nhiều người nhuộm tóc. Tôi cho rằng đó là một chuyện làm đẹp hết sức chính đáng và bình thường của con người. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm cho rằng, việc nhuộm tóc là hư hỏng. Đây là một quan niệm chưa có sự cởi mở nếu nói là sai lầm. Để lí giải cụ thể, tôi xin được trình bày trong bài viết này.

Câu tục ngữ “Cái răng, cái tóc là góc con người” phản ánh sự quan tâm từ xưa đến vẻ bề ngoài như hàm răng và mái tóc. Ngày xưa, màu tóc tự nhiên được coi là đẹp, với màu đen của người trẻ và trắng khi già. Thời đó chưa có công nghệ hiện đại, nên chỉ có thể giữ màu tóc tự nhiên. Ngày nay, quan niệm thẩm mỹ đã thay đổi, mái tóc không còn nhất thiết phải đen, và tục nhuộm răng đen trước đây đã không còn phổ biến.

   Tôi cho rằng, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với bản thân và không gây hấn với xã hội là được. Chúng ta sẽ khó thể nào mà chấp nhận một người khỏa thân đi ở ngoài đường. Điều đó vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng và mức độ chịu đựng của tôi. Nhưng với mái tóc, tôi thấy không có vấn đề gì cả. Con người có quyền lựa chọn màu tóc là một cách để thể hiện cá tính, để làm đẹp và để tự tin hơn.

   Tôi chỉ mong rằng chúng ta sẽ nhìn nhận một cách đúng đắn, bao dung, bớt khắt khe hơn về việc nhuộm tóc. Vì chỉ khi cố gắng tìm hiểu một điều gì đó, ta mới có cơ hội để hiểu được tận gốc của vấn đề.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác