Đáp án Ngữ văn 10 Kết nối bài 1: Chữ người tử tù

Đáp án bài 1: Chữ người tử tù. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Câu 1: Theo bạn, viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao như thế nào? Chi tiết nào ở phần 1 có thể khiến bạn suy đoán như vậy?

Đáp án chuẩn:

- Viên quản ngục sẽ đối xử với Huấn Cao kính trọng, khiêm nhường.

- Chi tiết: ngục quan suy nghĩ về câu nói của thầy thơ lại, cho rằng Huấn Cao chọn nhầm nghề. Ông biết kính mến khí phách, trọng người tài, nên muốn biệt đãi Huấn Cao.

Câu 2: Huấn Cao đã tiếp nhận sự "biệt đãi" của quản ngục như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Ông Huấn Cao thản nhiên tiếp nhận sự "biệt đãi" của quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.

Câu 3: Nhân vật Huấn Cao khuyên quản ngục điều gì? Quản ngục có thái độ như thế nào trước lời khuyên đó?

Đáp án chuẩn:

- Huấn Cao khuyên quản ngục nên thay chỗ ở vì chỗ này không phải là nơi để treo chữ. Quản ngục nên tìm về quê ở để thoát khỏi cái nghề này, khi ấy hẵng nghĩ đến việc chơi chữ. 

- Quản ngục rất cảm động.

Câu 4: Nội dung câu chuyện được kể có giống với suy đoán của bạn lúc mới đọc nhan đề tác phẩm hay không?

Đáp án chuẩn:

Khá giống suy đoán của em lúc đọc nhanh đề tác phẩm.

Câu 1: Hãy xác định tình huống truyện trong Chữ người tử tù.

Đáp án chuẩn:

Tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ, có phần éo le của Huấn Cao, người tử tù đang bị áp giải về kinh lĩnh án chém và viên quản ngục - người cai quản chốn ngục tù tối tăm nhưng lại là con người yêu và trân trọng cái đẹp

Câu 2: Lời kể về nhân vật quản ngục (trong phần 1) là của ai? Lời kể ấy tác động đến cách nhìn của bạn về nhân vật này như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Là lời của tác giả. 

- Có thể thấy viên quản ngục là một người tầm trung tuổi, tính cách dịu dàng, tâm điền tốt, thẳng thắn, biết quý trọng người ngay thẳng.

Câu 3: Sự kiện nào đã tạo bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với quản ngục? Sau sự kiện ấy, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Khi ông nghe thầy thơ lại kể về nỗi lòng của viên quản ngục, biết viên quản ngục yêu chữ và trân trọng cái đẹp, ông Huấn Cao đã đồng ý cho chữ vì cảm mến tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

- Mối quan hệ giữa họ không còn là quản ngục - tử tù mà đã trở thành tri âm, tri kỉ.

Câu 4: Nhân vật Huấn Cao được tác giả khắc họa qua những chi tiết tiêu biểu nào? Hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát đặc điểm tính cách Huấn Cao.

Đáp án chuẩn:

- “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”

- “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm... Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”

=> Là người tài hoa, nghệ sĩ – tài viết chữ đẹp

- Huấn Cao là một kẻ “chọc trời khuấy nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn"

- Trước cửa ngục tù, Huấn Cao không những không run sợ, lo lắng, sợ hãi mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”

- Trong ngục tù, Huấn Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục mà còn ung dung nhận phần rượu thịt mà viên quan coi ngục mang cho, thậm chí, còn tỏ rõ thái độ của mình đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”

=> Là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, cương trực, ngay thẳng

- Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay quyền lực mà cho chữ

- Cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định cho ý chữ ở ngay chốn ngục tù 

- Huấn Cao không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện

=> Là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp.

Câu 5: Chỉ ra các yếu tố khiến cảnh cho chữ trở thành một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có". Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng kì lạ đó.

Đáp án chuẩn:

* Nhân vật:

- Bình thường, người cho chữ và người nhận chữ là tri âm tri kỉ, luôn toát ra sự an nhiên, điềm tĩnh, ung dung của bậc túc nho.

- Ở đây, người cho chữ là tử tù, người nhận chữ là quản ngục. Họ có vị trí đối nghịch trong xã hội và mới gặp nhau hơn nửa tháng.

- Cảnh cho chữ có sự thay bậc đổi ngôi: người tù dù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn đĩnh đạc, còn quản ngục “khúm núm” và nghẹn ngào. Trong xã hội, họ là kẻ thù nhưng trong nghệ thuật, họ là tri âm tri kỉ.

* Không gian:

- Thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở nơi thư phòng sạch sẽ, không gian của học thuật.

- Ở đây, người ta viết chữ cho nhau trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đây là không gian mà cái xấu, cái ác thống trị.

* Thời gian:

- Bình thường, người ta cho chữ vào buổi sáng thư nhàn.

- Ở đây, người ta cho chữ vào ban đêm, vội vã, tránh lính canh và công văn.

=> Trong nhà tù tăm tối, cái đẹp và khí phách lấn át cái xấu, làm sáng tỏ vẻ đẹp của nghệ sĩ.

Câu 6: Theo bạn, tác giả đã gửi gắm những thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?

Đáp án chuẩn:

- Cái đẹp có thể sinh ra, tỏa sáng giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn nhưng cái đẹp không thể chung sống cùng cái xấu, cái ác.

- Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp chỉ khi giữ được thiên lương.

- Cái đẹp có thể cảm hóa được con người.

Câu 7: Nêu và nhận xét về một điểm chung mà bạn nhận thấy giữa hai nhân vật Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

Đáp án chuẩn:

- Họ đều là anh hùng trượng nghĩa với phẩm chất đáng trân trọng.

- Tử Văn dũng cảm đốt đền tướng giặc để bảo vệ dân, chống lại cái ác.

- Huấn Cao khởi nghĩa chống triều đình vì thấy dân lầm than, không bị mua chuộc bởi quyền uy hay tiền bạc.

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Đáp án chuẩn:

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:

Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân thành công khi xây dựng hai nhân vật chính vừa đối lập vừa tương đồng: Huấn Cao - tử tù đại diện tầng lớp bị trị, và viên quản ngục - đại diện tầng lớp cai trị. Sự đối lập còn thể hiện qua mối quan hệ người sáng tạo cái đẹp với người khát vọng cái đẹp. Tuy nhiên, cả hai đều quý trọng cái đẹp, khác với các nhân vật hoàn toàn đối lập như Chí Phèo và Bá Kiến trong Chí Phèo. Nguyễn Tuân sử dụng bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa, dựa trên nguyên mẫu Chu thần Cao Bá Quát để khắc họa Huấn Cao có vẻ đẹp toàn diện: tài năng, tâm hồn, khí phách. Tác giả nổi bật lên nhân cách đẹp dù Huấn Cao bị quy tội phản nghịch. Vẻ đẹp của Huấn Cao tỏa sáng giữa chốn ngục tù, khẳng định sự lấn át của cái đẹp, ánh sáng và cái thiện trước cái xấu, bóng tối và tội ác.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác