Đáp án Ngữ văn 10 Kết nối bài 2: Thu hứng

Đáp án bài 2: Thu hứng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: THU HỨNG

Câu 1: Khung cảnh của mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).

Đáp án chuẩn:

- Qua màu sắc: màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông, màu bạc của mây. Những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo

- Qua không khí: Không khí ảm đạm, hiu hắt, u buồn, trĩu nặng tâm tư.

- Qua trạng thái vận động của sự vật: theo trạng thái mạnh mẽ, dữ dội, chao đảo, được mô tả từ xa đến gần, như hòa trộn vào nhau và có tính đối xứng chặt chẽ

=> Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.

Câu 2: Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6.

Đáp án chuẩn:

- Cặp câu thơ 3-4: hình ảnh đối lập vô cùng thú vị, sóng vọt lên tận lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất, qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:

+ Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất.

+ Chiều sâu: sâu thẳm.

+ Chiều xa: cửa ải.

=> Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

- Cặp câu thơ 5 – 6: Đối tùng cúc >< Cô chu; lưỡng khai >< nhất hệ ; tha nhật lệ >< cố viên tâm. Đối khóm cúc và con thuyền; “hai lần” với “lẻ loi”; “rơi nước mắt” và “nhớ về vườn cũ”

=> Nghệ thuật đối rất chỉnh, vừa tả cảnh thu mà cũng là tình thu. 

Câu 3: Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?

Đáp án chuẩn:

- Cuộc sống sinh hoạt vui tươi và nhộn nhịp, vang động, lại càng xoáy sâu vào lòng người nỗi nhớ quê nhà tê tái, khuôn nguôi, nhớ đến cuộc sống bình yên nơi quê nhà càng mong nhớ quê da diết hơn.

- Trời tối rồi, nhà thơ không nhìn thấy gì nữa mà chỉ nghe tiếng chày đập vải và chạnh lòng nhớ những người lính nơi quan ải.

Câu 1: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng. 

Đáp án chuẩn:

- Bố cục chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.

- Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.

- Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại

Câu 2: Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Đáp án chuẩn:

* So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

- Câu 1: Từ “điêu thương” là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.

- Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu lòa” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

- Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

- Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

- Câu 6: bản dịch bổ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

* So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.

- Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

Câu 3: Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gọi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?

Đáp án chuẩn:

- Những hình ảnh và từ ngữ:

+ “Rừng phong lác đác, hạt móc sa” => gợi vẻ xơ xác, tiêu điều.

+ “Vu sơn, Vu giáp” => làm nổi lên sự lạnh lẽo: hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.

+ "Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm.

+ Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời - mây sa sầm xuống mặt đất: chuyển động từ trên cao xuống thấp.

=> Bức tranh thu rộng lớn nhưng xơ xác, tiêu điều.

- Bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ. Chính cảnh vật ấy vừa gợi nỗi buồn tê tái, vừa ngầm thể hiện nỗi lo âu của nhà thơ về sự không yên bình nơi biên ải. Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật, cũng là sự chao đảo xã hội lúc bấy giờ.

Câu 4: Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5 – 6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình?

Đáp án chuẩn:

- Nhìn hoa cúc nở, nhà thơ chạnh lòng nhớ quê, nước mắt tuôn rơi. Hình ảnh hoa cúc nở đi nở lại gợi nỗi nhớ quê và những dòng lệ ân tình.

- Hình ảnh con thuyền trôi nổi gợi ước nguyện về quê hương, làm dâng trào nỗi nhớ. Nghệ thuật ẩn dụ trong hai câu thơ diễn tả nỗi nhớ quê sâu lắng và sinh động.

Câu 5: Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Đáp án chuẩn:

Âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông lúc hoàng hôn tạo ra một thoáng vui trong bức tranh sinh hoạt nơi biên ải, nhưng không xua đi nỗi buồn trong lòng thi sĩ. Khí thu lạnh nhắc nhở về mùa đông sắp đến và tình hình đất nước vẫn còn lo lắng. Trong cảnh tối tăm, nhà thơ chỉ nghe tiếng chày và nhớ tới những người lính ở quan ải, mở ra nỗi buồn và nhớ nhung mênh mang.

Câu 6: Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?

Đáp án chuẩn:

- Bài thơ được viết năm 766 khi Đỗ Phủ đang chạy loạn với gia đình, kết hợp tả cảnh mùa thu với tâm trạng cá nhân. 

- Dù chiến tranh đã đẩy Đỗ Phủ đến nơi xa, ông vẫn ôm ấp hi vọng trở về quê.

- Đây không chỉ là ước mơ của riêng ông mà của nhiều người nghèo lưu vong, làm bài thơ có ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chứa đựng tình đời.

 Câu 7: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?

Đáp án chuẩn:

- Ý kiến là không chính xác. 

- 4 câu thơ đầu tác giả miêu tả khung cảnh mùa thu, nhưng 4 câu sau, lại là những nỗi niềm tâm sự của thi nhân. Đó cũng là tâm sự, ước mơ của bao người nghèo khổ bởi cuộc sống loạn lạc phải rời quê xa xứ.

Câu 1: Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy

Đáp án chuẩn:

Thơ hai-cư, thể thơ ngắn gọn truyền thống của Nhật Bản, và thơ Đường luật, từ Trung Quốc, đều viết về cảm xúc con người qua hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư, với những dòng thơ từ ba đến bảy chữ, miêu tả cảnh thiên nhiên một cách nhẹ nhàng và gợi cảm xúc. Thơ Đường luật, cũng ngắn gọn với mỗi câu bảy chữ, như bài thơ "Thu hứng" của Đỗ Phủ, dùng cảnh thiên nhiên để thể hiện tâm sự và nỗi niềm của tác giả. Cả hai thể thơ đều tả cảnh thiên nhiên để gợi cảm xúc sâu sắc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác