5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 47

5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 47. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: THU HỨNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này. 

CH 2: Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẽ trải nghiệm ấy của bạn. 

ĐỌC VĂN BẢN 

CH 1: Khung cảnh của mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).

CH 2: Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong các cặp câu thơ 3-4 và 5-6.

CH 3: Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?

SAU KHI ĐỌC 

CH 1: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng. 

CH 2: Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

CH 3: Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?

CH 4: Qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5 – 6, người đọc có thể nhận biết được điều gì về nhân vật trữ tình?

CH 5: Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

CH 6: Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?

CH 7: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?

VIẾT KẾT NỐI 

CH 1: Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Về đặc điểm hình thức: những bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thể thất ngôn bát cú Đường luật-

CH 2: Tôi đã xa nhà và thấy nhớ nhà khi tôi bước chân tới cánh cửa đại học ở một nơi xa nhà.

ĐỌC VĂN BẢN 

CH 1: - Qua màu sắc: màu trắng của sương trời, xanh thẳm của lòng sông, màu bạc của mây. Những gam màu gợi cảm giác lạnh lẽo

- Qua không khí: Không khí ảm đạm, hiu hắt, u buồn, trĩu nặng tâm tư.

- Qua trạng thái vận động của sự vật: Sự vật vận động theo trạng thái mạnh mẽ, như nén lại không gian, khiến trời đất đảo lộn.

=> Mùa thu buồn và ảm đạm, được nhìn từ xa, rộng và bao quát, gợi nỗi sầu buồn, trầm uất.

CH 2: Phép đối trong cặp câu thơ 3-4: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều: 

=>  Không gian hoành tráng, mĩ lệ

- Cặp câu thơ 5 – 6: Đối tùng cúc >< Cô chu; lưỡng khai >< nhất hệ; tha nhật lệ >< cố viên tâm. Đối khóm cúc và con thuyền; “hai lần” với “lẻ loi”; “rơi nước mắt” và “nhớ về vườn cũ”

=>  Thể hiện tâm trạng của nhà thơ. 

CH 3: Âm thanh khơi gợi lên nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của tác giả. Âm thanh ấy gợi không khí đau thương, nỗi buồn nhớ quê hương của ông. 

SAU KHI ĐỌC 

CH 1: 

  • Bố cục có thể chia thành 4 phần: đề - thực – luận – kết.

  • Cách gieo vần: vần bằng ở câu 1-2-4-6-8: lâm - sâm – âm – tâm – châm.

  • Luật bằng – trắc: tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo ngược lại:

  • CH 1: T T B B T T B (v)

  • CH 2: B B T T T B B (v)

  • CH 3: B B T T B B T

  • CH 4: T T B B T T B (v)

  • CH 5: T T B B B T T

  • CH 6: B B T T T B B (v)

  • CH 7: B B T T B B T

  • CH 8: T T B B T T B (v)

CH 2: - So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

+ CH thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ, nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.

+ CH 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu lòa” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

+ CH 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

+ CH 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

+ CH 6: bản dịch bỏ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

+ CH 7: Bản dịch thơ dùng từ “lạnh lùng” không diễn đạt rõ ý của từ “hàn y” (áo rét) trong nguyên văn.

- So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

+ CH thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.

+ CH 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

CH 3Những từ ngữ và hình ảnh được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ là: rừng phong, núi, sông, sương móc, mây mù…. 

Những từ ngữ “điêu thương”, “khí tiêu sâm”, “địa âm”… gợi lên cảm giác về một không gian rộng lớn, hoang vu, u ám và lạnh lẽo

CH 4: Hoàn cảnh sống khốn cùng của nhà thơ (đã xa quê hai năm và còn lênh đênh phiêu dạt chưa biết ngày về); đồng thời khắc họa nỗi buồn nhớ và sự gắn bó sâu nặng của ông đối với quê hương.

CH 5: Hai câu kết miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người với âm thanh tiếng chày đập áp có sức gợi cảm và tác động mạnh tới tâm trạng của nhân vật trữ tình. 

CH 6: Bài thơ không chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của tác giả mà nó còn tố cáo mạnh mẽ những cuộc chiến tranh phi nghĩa và niềm xót thương những kiếp người lầm than, đau khổ.

CH 7: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn suy nghĩ gì về ý kiến này?

Đúng như tên bài thơ Thu hứng – cảm hứng về mùa thu và tâm sự của tác giả trong mùa thu li hương bao trùm toàn bộ văn bản. Gần như phần, đoạn, câu thơ nào cũng cho thấy không khí và cảnh tượng mùa thu nơi núi rừng hoang vu, lạnh lẽo mà gia đình nhà thơ đang sinh sống và tâm trạng buồn thương thê thiết của tác giả.

VIẾT KẾT NỐI 

CH 1: Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.

- Thơ hai-cư có nguồn gốc từ Nhật Bản và thơ Đường luật bắt nguồn từ Trung Quốc là hai thể thơ ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu tả cảnh ngụ tình.

- Hai thể thơ đều ưu tiên sự súc tích, đáp ứng đúng nguyên tắc của thể thơ

- Các nhà thơ khi chọn hai thể thơ này phải lựa chọn từng con chữ sao cho phù hợp với ý mình muốn truyền tải, không như văn xuôi hay thể thơ tự do khác có thể bung xõa từ ngữ.

- Đặc biệt ở hai loại thể thơ này, thông qua hình ảnh thiên nhiên để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm của nhân vật trữ tình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 47, soạn Văn 10 tập 1 KNTT trang 47

Bình luận

Giải bài tập những môn khác