5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 50

5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 50. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: MÙA XUÂN CHÍN

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc? 

CH 2: Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy? 

ĐỌC VĂN BẢN 

CH 1: Các vần được gieo trong bài thơ;

CH 2: Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh;

CH 3: Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường.

SAU KHI ĐỌC 

CH 1: Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc từ loại nào và có thể gọi ra cho bạn những liên tưởng gì?

CH 2: Trạng thái “chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào? 

CH 3: Hãy nhận xét về ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

– Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn từ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.

– Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

CH 4: Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hoả của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

CH 5: Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

CH 6: Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

CH 7: Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

VIẾT KẾT NỐI 

CH 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: *Những bài thơ về mùa xuân: 

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 

- Vội vàng (Xuân Diệu) 

- Mưa xuân (Anh Thơ) 

*Những câu thơ về mùa xuân: 

- “Mùa xuân người ra đồng 

Lộc trải dài nương mạ”

- “Ai biết hồn tôi say mộng ảo 

Ý thu góp lại cản tình xuân?”

CH 2: Một mùa xuân đặc biệt khiến người ta nhớ mãi không quên. 

ĐỌC VĂN BẢN 

CH 1: Các vần được gieo trong bài thơ: Vần ang (vàng, sang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây); ang (làng, chang).

CH 2: Làn nắng ửng, sột soạt, bóng xuân sang, hổn hển, thì thầm, nắng chang chang.

CH 3: gợn tới trời, đám xuân xanh, ý vị và thơ ngây, mùa xuân chín, bờ sông trắng.

SAU KHI ĐỌC 

CH 1: - Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ.

- Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ + Động từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.

- Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ + Tính từ: Gợi cảm giác mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.

CH 2: Làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.

CH 3: Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ khiến em chú ý:

+ Đó là sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.

+ Hình ảnh mùa xuân không chỉ được miêu tả ở cảnh vật, ánh nắng mà còn được thể hiện ở “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. 

  • Những ánh nắng như được rắc từ từ trên mái nhà tranh. Cái khung cảnh ấy, cái ánh nắng vàng ửng ấy như tạo nên một không gian mùa xuân thật mới, một mùa xuân chín đang về.

CH 4: - Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ:

+ Cách ngắt nhịp: 4/3, 2/2/3

+ Cách gieo vần: gieo vần chân.

  • Cách ngắt nhịp, cách gieo vần gây ấn tượng đặc biệt với người đọc: 

+ CH 4 khổ 1 dấu “.” Đặt trong câu gợi sự đọng lại, có vẻ như nhà thơ đang ngập ngừng điều gì đó.

+ Ngắt nhịp giữa các khổ xen kẽ nhau làm nhịp điệu bài thơ trở nên linh hoạt, biến tấu, lúc vui tươi, dí dỏm, lúc trầm ngâm suy tư.

  • So sánh với bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

+ Qua đèo ngang: được đặt trong chỉnh thể của luật, đối, niêm, vận. Nhịp thơ 1/1/2/3, gieo vần ở chữ cuối các câu chẵn

+ Mùa xuân chín: nhịp thơ tùy vào từng khổ, cách gieo vần có sự linh hoạt, không gò bó.

 Có thể thấy mức độ chặt chẽ của bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật là tuyệt đối so với bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.

CH 5: - Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh:

+ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

+ Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

+ Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình: Khách xa.

- Hình ảnh là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình: những cô thôn nữ hát trên đồi, trong đám đó có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. 

- Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình: Hình ảnh cô gái gánh thóc bên bờ sông.

CH 6: Thể hiện khát khao giao hòa với cuộc đời một cách mãnh liệt của nhà thơ, nỗi nhớ làng quê da diết, niềm trân trọng cái đẹp và nuối tiếc khi không thể giữ cái đẹp tồn tại vĩnh hằng.

CH 7: Hàn Mặc Tử đã bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc cảm xúc được đẩy đến tột cùng.

Nhân vật trữ tình ẩn mình trong vai trò là một vị khách xa bày tỏ nỗi nhớ làng, nhớ quê hương da diết và nỗi khắc khoải, lo âu, trăn trở trước những biến thiên của cuộc đời.

VIẾT KẾT NỐI 

CH 1: Câu thơ để lại ấn tượng cho em trong bài thơ đó là “Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”.

  • Hai câu thơ này cất lên mang đầy nỗi buồn đến xót xa.

  • Mùa xuân, mùa của sự đoàn viên, tụ họp, ấy mà đáng thương thay, người xa quê không thể về bên gia đình vào những ngày đấy.

  • Hai chữ “bâng khuâng” đã nói lên tất cả.

  • Câu thơ thốt lên, bạn đọc không khỏi ngậm ngùi như chạm vào đáy lòng, giọng thơ bỗng trùng xuống, mang cảm giác đau đáu, xót xa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 50, soạn Văn 10 tập 1 KNTT trang 50

Bình luận

Giải bài tập những môn khác