5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 37
5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 37. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CH1: Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
CH2: Vẽ sơ đồ hoặc lập bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau:
CH3: Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể,...
CH4: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
CH1:
Về nội dung: chia làm hai loại
Về nghệ thuật: Thần thoại có cốt truyện đơn giản, không gian kỳ ảo đa vũ trụ.
Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng.
CH2:
Tác phẩm | Ngôi kể | Nhân vật chính | Sự kiện chính |
Thần Trụ Trời | Ngôi thứ 3 | Thần Trụ Trời | Thần Trụ trời tách trời và đất. |
Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên | Ngôi thứ 3 | Ngô Tử Văn | Cuộc chiến thắng của Ngô Tử Văn dưới Minh ti. |
Chữ người tử tù | Ngôi thứ 3 | Huấn Cao | Việc xin chữ và cho chữ giữa viên quản ngục và tử tù Huấn Cao. |
CH3:
“Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng” – truyện thần thoại Việt Nam
Cốt truyện: Xoay quanh việc giải thích đặc điểm của thế giới: ngày dài, ngắn; ánh trăng, mặt trời
Thời gian: xa xưa khi mà các vị thần và loài người qua lại với nhau: Chàng Quải ném cát vào mặt nữ thần Mặt Trăng
Không gian: rộng lớn, không rõ nơi chốn cụ thể: truyện nói cả những việc trên trời và dưới hạ giới nhưng không nêu nơi chốn cụ thể
Nhân vật: hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng với khả năng phi thường chiếu sáng cả thế gian.
CH4: Chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Hình ảnh đó ca ngợi tâm hồn yêu cái đẹp của cả hai nhân vật viên quản ngục và Huấn Cao. Thể hiện quan niệm thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: cái đẹp có thể sản sinh trong cái xấu, cái nhơ nhuốc nhưng nhất định không thể tồn tại cùng nhau. Khẳng định ý nghĩa và sức sống mãnh liệt của chân – thiện – mỹ.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 37, soạn Văn 10 tập 1 KNTT trang 37
Bình luận