5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 99
5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 99. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: HÉC-TO TỪ BIỆT ĂNG-ĐRÔ-MÁC
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1: Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Theo bạn, ứng xử như thế nào mới là hợp tình, hợp lí?
ĐỌC VĂN BẢN
CH 1: Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.
CH 2: Lý do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?
CH 3: Lưu ý những lý lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận.
CH 4: Hình dung về cảnh tượng được miêu tả.
CH 5: Chú ý đến ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận.
SAU KHI ĐỌC
CH 1: Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?
CH 2: Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?
CH 3: Phân tích những đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích
CH 4: Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?
CH 5: Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Bạn suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật?
CH 6: Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?
CH 7: Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại.
VIẾT KẾT NỐI
CH 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1: Dung hòa giữa tình cảm của cá nhân với lợi ích của cộng đồng.
ĐỌC VĂN BẢN
CH 1: Những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác:
- "Nàng cùng con thơ với cô hầu gái xống áo thướt tha, đứng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn"
- "Người như mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại"
CH 2:Bọn A-kê-en sẽ hạ sát Héc-to
Héc-to là người thân duy nhất của Ăng-đrô-mác
CH 3: Chàng không muốn mang nỗi thống khổ đến cho thành Tơ-roa, những người đàn em của mình và đặc biệt là Ăng-đrô-mác, không muốn nàng phải làm nô lệ, phục dịch cho người khác mà bản thân lại bất lực không thể giải thoát cho nàng.
CH 4:
Héc-to muốn ôm con trai vào lòng nhưng con của Héc-to khóc ré và nhao người về phía nhũ mẫu bởi ánh đồng sáng lóa và cái ngù bờm ngựa cong cong trên mũ của cha.
Héc-to và Ăng-đrô-mác thấy vậy liền bật cười
Héc-to tháo mũ, đặt xuống đất
Chàng bồng con trên tay, thơm nó rồi vừa đu đưa vừa khẩn cầu
CH 5: Ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận được thể hiện qua những câu nói:
- "Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận."
- Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta.
SAU KHI ĐỌC
CH 1: + Quân A-kê-en khí thế áp đảo, những chiến binh Tơ-roa buộc phải thoái lui.Chủ soái quân đội thành Tơ-roa là Héc-to phải quay vào thành thúc giục binh sĩ, khẩn cần thần A-tê-na giúp đỡ.
- Có thể xem đây là biến cố đặc trưng của thể loại sử thi vì:
+ Đây là sự kiện quan trọng, liên quan trực tiếp đến vận mệnh cộng đồng
+ Biến cố này đặt nhân vật vào tình thế ngặt nghèo khi phải đứng trước những lựa chọn
CH 2: * Những từ ngữ khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích:
- Ăng-đrô-mác: cánh tay trắng ngần, xống áo thướt tha, trang phục diễm lệ, hiền thục, cao quý, dịu hiền
- Héc-to: lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, ánh đồng sáng lóa, cái ngù bờm ngựa cong cong, hồn hậu, mũ trụ đồng thau sáng loáng
* Theo em, sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy bởi:
- Do dung lượng của sử thi vô cùng đồ sộ, lại tồn tại dưới hình thức truyền miệng
- Tạo nên nhịp kể chậm rãi – đặc trưng của sử thi.
CH 3:Đặc điểm không gian sử thi là không gian cộng đồng, thể hiện qua các chi tiết trong đoạn trích “tòa tháp lớn thành I-li-ông”, “những dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang”, “cổng Xkê”.
CH 4: Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất của nhân vật:
Sự chung thủy, tình yêu sâu sắc đối với Héc-to.
Ý thức sâu sắc về bổn phận và trách nhiệm của mình đối với thành Tơ-roa.
CH 5: - Héc-to mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp bởi:
+ Vì bổn phận và trách nhiệm đối với cộng đồng
+ Do nhiệt huyết bên trong thôi thúc.
+ Vì muốn bảo vệ gia đình, người thân
Hành động đó của nhân vật gợi cho em suy nghĩ: Danh dự, lợi ích của cộng đồng được đặt lên trên lợi ích của cá nhân và những tình cảm riêng tư.
CH 6: Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh:
+ Vấn đề về số phận của con người trong chiến tranh
+ Vấn đề về trách nhiệm và bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng
Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay vì đó là những vấn đề muôn thuở của thế giới con người mà mỗi chúng ta cần suy ngẫm.
CH 7:
Qua những lời nói, hành động của Héc-to, có thể nhận thấy người anh hùng Hy Lạp cổ đại mang những phẩm chất:
- Dũng cảm, có lý tưởng chiến đấu và luôn sẵn sàng xông pha chiến trận
- Kiên cường, không chịu thua, có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc
- Phân biệt rạch ròi giữa tình cảm gia đình, vợ chồng cá nhân và lợi ích của dân tộc, biết cân bằng những mối quan hệ xung quanh.
VIẾT KẾT NỐI
CH 1: Chi tiết em ấn tượng trong đoạn trích là lời dặn dò của Héc-to với Ăng-đrô-mác và cảnh chia tay.
Chi tiết này đã cho thấy ý thức về số phận, bổn phận của Héc-to và ý thức trách nhiệm của Ăng-đrô-mác đối với vận mệnh thành Tơ-roa.
Chàng cho rằng “đã sinh ra trên mặt đất này thì dù quả cảm hay rụt rè đều không thể chạy trốn được số phận”.
Mặc dù Héc-to rất yêu thương gia đình nhưng chàng đã đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân.
Qua đó ta thấy hình ảnh người anh hùng đẹp đẽ, lớn lao, hi sinh vì lí tưởng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 99, soạn Văn 10 tập 1 KNTT trang 99
Bình luận