5 phút soạn Văn 10 tập 2 kết nối tri thức trang 75
5 phút soạn Văn 10 tập 2 kết nối tri thức trang 75. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1: Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?
ĐỌC VĂN BẢN
CH 1: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến "du hành" ngược thời gian có ý nghĩa gì?
CH 2: Chú ý những thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.
CH 3: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
SAU KHI ĐỌC
CH 1: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả.
CH 2: Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.
CH 3: Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
CH 4: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết"?
CH 5: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.
CH 6: Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?
CH 7: Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?
CH 8: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?
VIẾT KẾT NỐI
CH 1: Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH 1: Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, những điều đã khiến tôi suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò như:
Nếu Trái Đất không có lực hút thì sẽ như thế nào?
Nếu hiện tại, có một ngày tất cả mạng xã hội bị ngưng trong một năm thì cuộc sống con người sẽ thế nào?
ĐỌC VĂN BẢN
CH 1: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.
CH 2: Chú ý những thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.
CH 3: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
SAU KHI ĐỌC
CH 1: - Đề tài của văn bản là viết về sự sống và cái chết của các loại sinh vật trên Trái Đất, lịch sử hình thành và sự đa dạng của các loài sinh vật.
- Góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả: tiếp cận từ nguồn gốc, sự hình thành của tự nhiên, từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống, các loài sinh vật trên Trái Đất.
CH 2:
Những thông tin chính:
Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang
Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.
Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.
Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.
CH 3:
CH 4: Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, luôn đi với nhau.
CH 5: Thông điệp về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động vật – thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng.
Những thông điêp rút ra từ văn bản đều có liên quan đến các vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện nay.
CH 6:
- Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …
- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản
CH 7: Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được.Vì nhan đề này ngắn gọn và bao hàm ý nghĩa, vấn đề và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
CH 8: Tác động: nhận thức được bản thân cần phải trân trọng sự sống, biết bảo vệ sự sống của mọi vật quanh ta và mọi vật trên Trái Đất.
VIẾT KẾT NỐI
CH 1: Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số có phổi) và sống dưới nước.
Hiện nay có khoảng 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở nên đa dạng trong số các động vật có dây sống.
Về mặt phân học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm (siêu lớp Agnatha với 108 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và cá đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes).
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 10 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 2 kết nối tri thức trang 75, soạn Văn 10 tập 2 KNTT trang 75
Bình luận