Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 8 Sự sống và cái chết
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Bài 8 Thế giới đa dạng của thông tin - bộ sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Văn bản viết về đề tài gì?
A. Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất
- B. Lịch sử sự sống trên Đất
- C. Vòng tuần hoàn chu kỳ các loài sinh vật trên Trái Đất
- D. Cả A và B.
Câu 2 : Tác giả của văn bản Sự sống và cái chết là ai?
- A.Lê My.
- B.Nguyễn Văn Huyên.
C. Trịnh Xuân Thuận.
- D. Phạm Văn Bách.
Câu 3 : Văn bản Sự sống và cái chết thuộc kiểu văn bản nào?
- A.Văn bản nghị luận.
B.Văn bản thông tin.
- C.Văn bản thuyết minh.
- D.Văn bản tự sự.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn 1 là gì?
A. Hai hướng đi cơ bản của lịch sử sự sống trên Trái Đất
- B. Sự phức tạp của Trái Đất là nguồn cơn chính của khoa học hiện đại
- C. Sự đa dạng của sinh vật là nguyên nhân thúc đẩy sự sống.
- D. Sự phong phú của Trái đất là nguyên nhân thúc đẩy sự sống
Câu 5 : Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì?
- A.Viết về sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
- B.Lịch sử hình thành Trái Đất.
- C.Sự đa dạng của các loài sinh vật.
D.Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Nội dung chính của đoạn 3 là gì?
A. Sự xuất hiện của các dạng động vật mới có khả năng thích nghi hơn không nhất thiết đồng nghĩa với sự đào thải các dạng kém tiến hoá hơn.
- B. Một loài vật nào đó, khi sinh ra, sẽ không thể tồn tại mãi mãi.
- C. Sự thích nghi, sinh tồn, tuyệt chủng của các loài trong quá trình tiến hoá.
- D. Sự tuyệt chủng của một loài sinh vật giải phóng các ổ sinh thái để các loài khác chiếm giữ.
Câu 7: Văn bản Sự sống và cái chết thuộc thể loại nào?
A. Văn bản thông tin
- B. Văn bản thuyết minh
- C. Văn bản tự sự
- D. Văn bản nghị luận
Câu 8 : Góc độ tiếp cận vấn đề của tác giả là:
- A.Tiếp cận từ nguồn gốc.
- B.Tiếp cận từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống.
- C.Từ những bài nghiên cứu hoặc sưu tầm.
D.A và B đúng.
Câu 9: Nội dung chính của đoạn 4 là gì?
- A. Mối quan hệ giữa cái chết và sự tái sinh, vai trò của chúng đối với sự phát triển của Trái Đất.
- B. Mối quan hệ giữa sự sống và cái chết, vài trò của chúng đối với các loài snh vật trên Trái Đất.
- C. Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10 : Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” vượt thời gian có ý nghĩa gì?
- A.So sánh về sự đa dạng về các loài sinh vật từ xưa với ngày nay.
B.Giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.
- C.Giúp người đọc vận dụng trí tưởng tượng một cách tốt hơn.
- D.A và B đúng.
Câu 11 : Thuật ngữ nào sau đây KHÔNG PHẢI là thuật ngữ ngành sinh học?
- A.Bọ ba chùy.
- B.Cuối kỉ Péc-mi.
C.Trật tự.
- D.Các loài tiến hóa.
Câu 12: Niềm hứng thú và sự ngưỡng mộ của tác giả trước lịch sử tiến hoá của các sinh vật trên Trái Đất được thể hiện qua:
A. Các từ ngữ như “đáng kinh ngạc”, “đón tiếp”, “chiêm ngưỡng”,…
- B. Thủ pháp nhân hoá, hình tượng hoá.
- C. Các triển khai bố cục theo trình tự không gian.
- D. Cả A và B.
Câu 13 : Ý nào sau đây KHÔNG PHẢI là ý chính tong văn bản?
- A.Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.
B.Phương án bảo tồn các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- C.Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.
- D.Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.
Câu 14: Thông tin nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản sự sống và cái chết:
A.Sự thay đổi của môi trường đối với thế giới.
- B.Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng triệu năm trước.
- C.Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động vật, thực vật trên Trái Đất.
- D.Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.
Câu 15: Dòng nào dưới đây chứa các thuật ngữ khoa học xuất hiện trong văn bản Sự sống và cái chết?
A.Vi khuẩn, tuyệt chủng, ổ sinh thái.
- B.Sinh học, ánh sáng, chính xác.
- C.Vật lý, hố đen, mặt trời.
- D.Tình yêu, sách vở, sự sống.
Câu 16 : Văn bản đưa lại cho người đọc hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”?
- A.Là mối quan hệ song song, không liên quan nhau.
- B.Là mối quan hệ triệt tiêu nhau.
C.Là mối quan hệ qua lại, bổ xung cho nhau.
- D. Đáp án khác.
Câu 17 : Đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này?
- A.Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề.
- B.Văn bản đã đảm bảo tính chính xác.
- C.Văn bản có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê.
D.Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Đâu là nhận xét đúng về cách sắp xếp, tổ chức thông tin trong văn bản Sự sống và cái chết?
- A.Đoạn 1 triển khai thông tin; đoạn 2,3 khái quát thông tin; đoạn 4 khái quát và mở rộng thông tin.
B.Đoạn 1 khái quát thông tin; đoạn 2,3 triển khai thông tin; đoạn 4 khái quát và mở rộng thông tin.
- C.Đoạn 1 mở rộng thông tin; đoạn 2,3 triển khai thông tin; đoạn 4 khái quát thông tin.
- D.Đoạn 1 mở rộng thông tin; đoạn 2,3 khái quát thông tin; đoạn 4 triển khai thông tin.
Câu 19 : Mục đích viết của tác giả là gì?
- A.Viết về ý kiến riêng của tác giả về phát triển nghệ thuật ở Việt Nam.
- B.Viết về việc bảo tồn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
C.Viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
- D.So sánh nghệ thuật Việt Nam với nước ngoài.
Câu 20: Đâu là nhận xét đúng về sự tiến triển của Trái Đất?
A. Sự sống của Trái Đất phát triển, tiến hóa theo thời gian: từ đơn giản đến phức tạp, dần dần trở nên phong phú, muôn màu sắc.
- B.Sự sống của Trái Đất phát triển, tiến hóa theo không gian: từ biển đảo đến miền núi, từ các động vật dưới thấp đến các sinh vật trên cao.
- C.Sự sống của Trái Đất phát triển, tiến hóa theo loài vật: loài vật dưới biển trước, loài vật trên cao sau.
- D.Sự sống của Trái Đất phát triển, tiến hóa theo loài vật: thực vật phát triển trước, động vật hình thành sau.
Xem toàn bộ: Soạn bài Sự sống và cái chết
Bình luận