Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Ôn tập học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của truyền kì?

  • A. Cốt truyện mang màu sắc dân gian hoặc dã sử
  • B. Nhân vật xuất hiện theo hàng trạng nhân vật
  • C. Sự kết hợp giữa yếu tố kì và yếu tố thực
  • D. Lời văn đan xen giữa văn xuôi và thơ

Câu 2: Nội dung chính của chuyện “Chức phán sự đền Tản Viên”?

  • A. Ca ngợi tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân
  • B. Đề cao vai trò của thần linh trong việc cứu giúp con người
  • C. Bài học nhân sinh về chính – tà, thiện ác
  • D. A và C đúng

Câu 3: Thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy: 

  • A. Truyền thuyết 
  • B. Thần thoại 
  • C. Cổ tích 
  • D. Ngụ ngôn
  • A. Cốt truyện đơn tuyến
  • B. Cốt truyện đa tuyến
  • C. Không có cốt truyện
  • D. Kết hợp cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến

Câu 5: Truyện thần thoại gồm những nhóm nào?

  • A. Thần thoại về các vị thần; Thần thoại về các vị anh hùng
  • B. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại về các vị anh hùng
  • C. Thần thoại Châu Âu; Thần thoại Châu Á
  • D. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại sáng tạo

Câu 6: Thời gian trong thần thoại là:

  • A. Thời gian phiếm chỉ
  • B. Thời gian cụ thể
  • C. Thời gian bất biến
  • D. Thời gian tuần hoàn

Câu 7: Nhân vật chính trong thần thoại là?

  • A. Con người
  • B. Các vị thần
  • C. Bán thần
  • D. Loài vật

Câu 8: Điều gì làm nên Sức hấp dẫn của truyện thần thoại?

  • A. Nhân vật truyện
  • B. Các chi tiết kì ảo
  • C. Giá trị nội dung, tư tưởng.
  • D. Đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung, tư tưởng. 

Câu 9: Thể loại văn học dân gian nào nhằm giải thích, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người?

  • A. Sử thi dân gian
  • B. Truyền thuyết
  • C. Truyện thơ
  • D. Thần thoại

Câu 10: Văn bản Thần Trụ Trời thuộc loại văn bản nào?

  • A. Truyền thuyết
  • B. Truyện cổ tích
  • C. Thần thoại
  • D. Truyện ngụ ngôn 

Câu 11: Trong văn bản Thần Trụ Trời, tác giả đã nhắc đến những vị thần nào?

  • A. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời
  • B. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
  • C. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú.
  • D. Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.

Câu 12: Theo văn bản Thần Trụ Trời, vị thần Trụ Trời sau này được gọi là gì?

  • A. Trời
  • B. Ngọc Hoàng
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Thiên đế 

Câu 13: Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào?

  • A. Đều là tác phẩm tự sự dân gian
  • B. Đều kể về các vị thần
  • C. Đều kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng
  • D. Đều sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp

Câu 14: “Thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.” là thể loại nào?

  • A. Sử thi dân gian.
  • B. Truyền thuyết.
  • C. Truyện thơ.
  • D. Thần thoại.

Câu 15: Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

  • A. Khi đang học thành chung.
  • B. Trong tù ở Thái Lan.
  • C. Sau khi ra tù.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 16: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?

  • A. Vang bóng một thời.  
  • B. Một chuyến đi.
  • C. Chiếc lư đồng mắt cua.
  • D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.

Câu 17: Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm được thể hiện ở:

  • A.  Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.
  • B. Cảnh trong tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh.
  • C. Khắc họa tính cách nhân vật - nhân vật được dựng lên bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 18: Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A. Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.
  • B. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.
  • C. Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần vận dụng các phép lập luận nào?

  • A. Giải thích
  • B. Chứng minh
  • C. Phân tích, tổng hợp
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài văn nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

  • A. là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiên, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
  • B. Những nhận xét, đánh gái phải xuất phát từ nội dung và tính cách, số phận nhân vật, và nghệ thuật trong tác phẩm
  • C. Các nhận xét đánh giá của truyện xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người viết
  • D. Bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm

Câu 21: Một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?

  • A. 2 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 4 phần.
  • D. 5 phần.

Câu 22: Phần mở bài của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có nội dung nào sau đây?

  • A. Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá.
  • B. Nêu lí lịch và hoàn cảnh nhân vật.
  • C. Khẳng định giá trị của tác phẩm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Thần thoại gồm có mấy nhóm? 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 24: Thần thoại bao gồm những nhóm nào? 

  • A. Thần thoại suy nguyên, thần thoại anh hùng 
  • B. Thần thoại suy nguyên, thần thoại sáng tạo 
  • C. Thần thoại sáng tạo, thần thoại anh hùng
  • D. Không có đáp án đúng 

Câu 25: Nghĩa của từ “tân binh” là gì? 

  • A. Người lính mới 
  • B. Binh khí mới 
  • C. Con người mới 
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 26: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính? 

  • A. Hai 
  • B. Ba 
  • C. Năm
  • D. Bốn 

Câu 27: Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

"Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng."

  • A. Âu vàng
  • B. Ngựa đá 
  • C. Xã tắc 
  • D. cả A và C

Câu 28: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

 
  • A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
  • B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
  • C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
  • D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 29: Từ Hán Việt là những từ như thế nào? 

  • A. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt 
  • B. Là những từ được mượn từ tiếng Hán 
  • C. Cả A và B đều đúng 
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 30: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai? 

  • A. Đúng 
  • B. Sai

Câu 31: Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của bài văn nghị luận tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

  • A. là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiên, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
  • B. Những nhận xét, đánh gái phải xuất phát từ nội dung và tính cách, số phận nhân vật, và nghệ thuật trong tác phẩm
  • C. Các nhận xét đánh giá của truyện xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của người viết
  • D. Bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm

Câu 32: Một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần 
  • D. 5 phần 

Câu 33: Phần mở bài của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có nội dung nào sau đây?

  • A. Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá.
  • B. Nêu lí lịch và hoàn cảnh nhân vật.
  • C. Khẳng định giá trị của tác phẩm.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?

  • A. Nêu nhận định, đánh giá.
  • B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.
  • C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.
  • D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

Câu 35: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu chính của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A. Nêu rõ vấn đề nghị luận
  • B. Thể hiện ý kiến riêng của người viết.
  • C. Vận dụng các phép lập luận phù hợp.
  • D. Lời văn gợi cảm, trau chuốt.

Câu 36: Cho đề bài sau: Phân tích nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Trong phần mở bài, ta sẽ giới thiệu về vấn đề gì?

  • A. Giới thiệu về Nam Cao.
  • B. Giới thiệu về Lão Hạc.
  • C. Giới thiệu về ông giáo.
  • D. Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Lão Hạc và nhân vật ông Giáo.

Câu 37: Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A. Nêu các luận điểm chính về nội dung.
  • B. Nêu các luận điểm chính về nghệ thuật.
  • C. Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
  • D. Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

Câu 38: Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Viết dài để thể hiện khả năng triển khai của người viết.
  • B. Dùng những câu từ trau chuốt, giàu hình ảnh.
  • C. Thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết.
  • D. Phải tìm những nhận xét của các chuyên gia để đưa vào bài làm.

Câu 39: Chủ đề của bài văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể là gì?

  • A. Chủ đề
  • B. Nhân vật
  • C. Cốt truyện
  • D. Nhân vật.

Câu 40: Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?

  • A. Nêu nhận định, đánh giá.
  • B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.
  • C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.
  • D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác