Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Ôn tập học kì I (P6)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về nhà văn Nguyễn Tuân?

  • A. Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987.
  • B. Ông sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho.
  • C. Ông đạt được nhiều thành tựu rực rỡ ở thể loại văn học tiểu thuyết.
  • D. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 2: Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

  • A. Khi đang học thành chung.
  • B. Trong tù ở Thái Lan.
  • C. Sau khi ra tù.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?

  • A. Vang bóng một thời.  
  • B. Một chuyến đi.
  • C. Chiếc lư đồng mắt cua.
  • D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.

Câu 4: Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm được thể hiện ở:

  • A.  Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.
  • B. Cảnh trong tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật tương phản, làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh.
  • C. Khắc họa tính cách nhân vật - nhân vật được dựng lên bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  • A. Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.
  • B. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.
  • C. Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân ra đời của Thần thoại?

  • A. Nhu cầu nhận thức, lí giải thế giới tự nhiên.
  • B. Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên.
  • C. Quan niệm “vạn vật hữu linh”.
  • D. Xã hội phân hóa giai cấp.

Câu 7: Điều gì làm nên Sức hấp dẫn của truyện thần thoại?

  • A. Nhân vật truyện
  • B. Các chi tiết kì ảo
  • C. Giá trị nội dung, tư tưởng.
  • D. Đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung, tư tưởng. 

Câu 8: Thể loại văn học dân gian nào nhằm giải thích, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người?

  • A. Sử thi dân gian
  • B. Truyền thuyết
  • C. Truyện thơ
  • D. Thần thoại

Câu 9: Văn bản Thần Trụ Trời thuộc loại văn bản nào?

  • A. Truyền thuyết
  • B. Truyện cổ tích
  • C. Thần thoại
  • D. Truyện ngụ ngôn 

Câu 10: Trong văn bản Thần Trụ Trời, tác giả đã nhắc đến những vị thần nào?

  • A. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời
  • B. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.
  • C. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú.
  • D. Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.

Câu 11: Bài thơ Thu hứng gợi cho ta điều gì về tâm hồn nhà thơ Đỗ Phủ?

  • A. Tình yêu thiên nhiên.
  • B. Nỗi buồn về thời thế.
  • C. Nỗi buồn về thời thế và tình yêu quê hương sâu sắc.
  • D. Tình yêu quê hương.

Câu 12: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Đỗ Phủ?

  • A. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca.
  • B. Là một trong những nhà thơ có cuộc sống rất gian nan.
  • C. Cuối đời được triều đình trọng dụng, sống yên ấm cho tới lúc chết.
  • D. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Đường của Trung Quốc.

Câu 13: Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Thu hứng có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.
  • B. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.
  • C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.
  • D. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.

Câu 14: Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Thu hứng chủ yếu được gợi lên bởi điều gì?

  • A. Nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.
  • B. Không thể trở về quê hương.
  • C. Sự nghèo khó.
  • D. Cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

Câu 15: Lấy bút danh là Hàn Mặc Tử, nhà thơ có ngụ ý gì?

  • A. Ngụ ý coi mình là người làm nghề văn chương (Mặc).
  • B. Ngụ ý coi mình là người có ngòi bút lạnh lùng (Hàn).
  • C. Ngụ ý coi mình là công chức văn phòng (Mặc).
  • D. Ngụ ý coi mình là người sống nghèo khó nhưng thanh bạch (Hàn).

Câu 16: Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?

  • A. Tuy gặp nhiều bất hạnh nhưng Hàn Mặc Tử vẫn thể hiện niềm lạc quan đến khâm phục.
  • B. Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, làm thơ lấy các bút danh là Hàn Mặc Tử, Minh Duệ Thi, Phong Trần, Lệ Thanh.
  • C. Sinh năm 1912 tại huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc Quảng Bình), mất năm 1940 tại Quy Nhơn.
  • D. Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa, có hai năm học trung học ở trường Pe-rơ-lanh.

Câu 17: Dòng nào không chính xác về thơ văn Hàn Mặc Tử?

  • A. Trong thơ ông, ta thấy một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết và một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn.
  • B. Khuynh hướng siêu thoát và những hình ảnh ma quái trong thơ ông là biểu hiện của thái độ chán chường, thù hận cuộc đời.
  • C. Ông đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng dồi dào.
  • D. Cùng với bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng cả bút pháp tượng trưng và bút pháp siêu thực.

Câu 18: Thơ của Lê Đạt có những thể hiện nào?

  • A. Giàu nhạc điệu; nhiều sáng tạo, cách tân; phảng phất nhiều điển cố văn học và lịch sử
  • B. Chất chứa vô vàn những lối “chơi chữ” tạo hình hóm hỉnh
  • C. Đòi hỏi ở độc giả một trình độ thưởng thức cao
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 19: Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” được trích từ đâu?

  • A. Đối thoại với đời và thơ
  • B. Bài thơ trên ghế đá
  • C. 36 bài thơ tình
  • D. Thơ Lê Đạt

Câu 20: Thể loại của tác phẩm trên là gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Nghị luận văn học
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Văn bản tự sự

Câu 21: Phương thức biểu đạt của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 22: Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” được chia thành mấy phần?

  • A. 5 phần
  • B. 4 phần
  • C. 3 phần
  • D. 2 phần

Câu 23: Nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra: Lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đổ đạt cao vào năm nào?

  • A. 1438
  • B. 1439
  • C. 1440
  • D. 1441

Câu 24: Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia tại sao nói các thánh đế minh vương khuyến khích hiền tài thế vẫn chưa đủ? 

  • A. Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài.
  • B. Danh tiếng vang danh lâu dài
  • C. Thánh đế minh vương không khuyến khích hiền tài
  • D. Tất các các phương án trên.

Câu 25: Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?

  • A. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499.
  • B. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
  • C. Đỗ tiến sĩ năm 1469.
  • D. Được vua Lê Thái Tông phong chức danh Tao đàn phó nguyên súy.

Câu 26: Thể loại mà Thân Nhân Trung sáng tác nhiều và đặc sắc nhất là:

  • A. Văn bia
  • B. Thơ
  • C. Phú
  • D. Sử kí

Câu 27: Văn bản Hecto từ biệt Ăng- đrô- mác được trích từ tác phẩm nào? 

  • A. Ô-đi-xê. 
  • B. I-li-át. 
  • C. Đăm Săn. 
  • D. Không có đáp án đúng. 

Câu 28: Sử thi I-li-at ra đời vào khoảng thời gian nào? 

  • A. Thế kỉ V trước công nguyên. 
  • B. Thế kỉ VI trước công nguyên. 
  • C. Thế kỉ VII trước công nguyên. 
  • D. Thế kỉ VIII trước công nguyên. 

Câu 29: Lý do khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận là gì? 

  • A. Lo lắng cho an nguy của Héc-to, không muốn chàng phải mạo hiểm nơi chiến trường. 
  • B. Không muốn gia đình phải rơi vào cảnh tan vỡ, con mồ côi cha, bản thân trở thành góa phụ. 
  • C. Nàng coi Héc-to là động lực, là chỗ dựa to lớn nhất cuộc đời nàng nên không muốn mất đi chàng. 
  • D. Tất cả những lý do trên.

Câu 30: Lý do Héc-to vẫn quyết định ra trận là gì? 

  • A. Không muốn trở thành kẻ hèn nhát, hổ thẹn với những người anh em, lính chiến cùng xông pha. 
  • B. Chàng là người có nhiệt huyết, lý tưởng sống cao đẹp, từ lâu đã học cách luôn đứng ở tuyến đầu, can trường chiến đấu. 
  • C. Không muốn mang đến nỗi thống khổ cho thành Tơ-roa, cho đàn em của mình Ăng-đrô-mác. 
  • D. Tất cả các lý do trên. 

Câu 31: Nội dung chính của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?

  • A. Khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật.
  • B. Giúp người đọc hình dung và bộc lộ niềm cảm thông đổi với hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền.
  • C. Thể hiện phần nào văn hóa làng xã của Việt Nam thuở xưa, coi trọng và khắt khe đối với phẩm chất của người phụ nữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 32: Nghệ thuật của đoạn trích Xúy Vân giả dại là gì?

  • A, Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...
  • B. Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược.
  • C. Giàu tính bi kịch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 33: Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là gì?

  • A. Vì nàng bị bệnh nặng không qua khỏi.
  • B. Vì buồn chán, nhàn rỗi và tuyệt vọng trong cảnh chờ chồng.
  • C. Vì muốn thoát khỏi Kim Nham để đến với Trần Phương.
  • D. Vì nàng muốn giả điên để thoát khỏi việc bị chòng ghẹo bởi những người đàn ông trong làng.

Câu 34: Lời thoại thể hiện rõ nhất ngôn ngữ điên của nhân vật Xúy Vân là gì?

  • A. Nói lệch.
  • B. Hát quá giang.
  • C. Hát điệu con gà rừng.
  • D. Nói điệu sử rầu.

Câu 35: Huyện đường là hồi thứ mấy của vở tuồng Nghêu Sò Ốc Hến? 

  • A. I
  • B. II
  • C. III
  • D. IV

Câu 36: Nội dung của đoạn trích Huyện đường là gì? 

  • A. Cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về các nhũng nhiễu người kêu kiện. 
  • B. Cảnh xử kiện của tri huyện. 
  • C. Cảnh huyện đường khi xử tội người vi phạm. 
  • D. Cảnh người dân kéo đến huyện đường xem xử kiện. 

Câu 37: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Huyện đường là gì? 

  • A. Nghệ thuật châm biếm có pha chút hài hước, hóm hỉnh. 
  • B. Ngôn từ dân gian, mộc mạc, dễ hiểu. 
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng. 
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai. 

Câu 38: Giá trị nội dung của đoạn trích Huyện đường là gì?

  • A. Châm biếm và vạch trần bộ mặt của xấu xa của những kẻ thuộc bộ máy cai trị như tri huyện và đề lại.
  • B. Phân nào cho thấy xã hội phong kiến xưa với những góc khuất, những kẻ tham lam dựa vào quan chức để nhũng nhiễu dân chúng.
  • C. Bộc lộ niềm cảm thông, thương xót đối với những người dân thấp cổ bé họng bị lợi dụng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 39: Giá trị nội dung của văn bản Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiên nhân là gì?

  • A. Cung cấp thông tin về loại hình nghệ thuật truyền thống múa rối nước và giá trị của nó trong đời sống.
  • B. Thể hiện niềm tự hào đối với bộ môn truyền thống của dân tộc, giúp người đọc hiểu và trân trọng những giá trị đó.
  • C. Cho thấy những thách thức và khó khăn của múa rối nước trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay khi rất nhiều các loại hình giải trí khác ra đời.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 40: Giá trị nghệ thuật của văn bản Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân là gì?

  • A. Lời văn, ngôn từ rõ ràng, rành mạch.
  • B. Văn phong mạch lạc, dễ hiểu, truyền tải được thông tin một cách khách quan.
  • C. Thể hiện được những đặc trưng của một bài tạp chí như nội dung, sapo, bố cục,...
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác