Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Ôn tập học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia tại sao nói các thánh đế minh vương khuyến khích hiền tài thế vẫn chưa đủ? 

  • A. Chưa đủ vì danh tiếng của hiền tài mới chỉ được vang danh ngắn ngủi, lẫy lừng một thời mà ko lưu truyền được lâu dài.
  • B. Danh tiếng vang danh lâu dài
  • C. Thánh đế minh vương không khuyến khích hiền tài
  • D. Tất các các phương án trên.

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?

  • A. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499.
  • B. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
  • C. Đỗ tiến sĩ năm 1469.
  • D. Được vua Lê Thái Tông phong chức danh Tao đàn phó nguyên súy.

Câu 3: Thể loại mà Thân Nhân Trung sáng tác nhiều và đặc sắc nhất là:

  • A. Văn bia
  • B. Thơ
  • C. Phú
  • D. Sử kí

Câu 4: Trong văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia tác giả đã chứng minh luận điểm trên bằng phương pháp lập luận nào và như thế nào?

  • A. Phương pháp lập luận: quy nạp
  • B. Phương pháp lập luận: diễn dịch.
  • C. Phương pháp lập luận: song hành
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nhân vật chính trong thần thoại là?

  • A. Con người
  • B. Các vị thần
  • C. Bán thần
  • D. Loài vật

Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân ra đời của Thần thoại?

  • A. Nhu cầu nhận thức, lí giải thế giới tự nhiên.
  • B. Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên.
  • C. Quan niệm “vạn vật hữu linh”.
  • D. Xã hội phân hóa giai cấp.

Câu 7: Điều gì làm nên Sức hấp dẫn của truyện thần thoại?

  • A. Nhân vật truyện
  • B. Các chi tiết kì ảo
  • C. Giá trị nội dung, tư tưởng.
  • D. Đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung, tư tưởng.

Câu 8: Ở đoạn mở đầu tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử văn đốt đền. Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?

 
  • A. Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu.
  • B. Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt đến người đốt đền.
  • C. Tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc.
  • D. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ những dòng đầu.

Câu 9: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyện truyền kì

  • A. Thánh tông di thảo
  • B. Truyền kì mạn lục
  • C. Truyền kì tân phá
  • D. Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 10: Vì sao Tử Văn quyết định đốt đền?

  • A. Vì muốn tỏ bày thái độ ngất ngưỡng, khinh bạc của mình.
  • B. Vì muốn bảo vệ quyền lợi, danh phận cho viên Thổ Công.
  • C. Vì muốn diệt trừ kẻ đang làm yêu làm quái trong dân gian.
  • D. Vì xem thường thánh thần và không tin điều mê tín dị đoan.

Câu 11: Tên tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ có nghĩa là

  • A. Tập sách ghi chép những chuyên kì lạ và được lưu truyền
  • B. Tập sách ghi chép những điều hoang đường
  • C. Tập sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ và được lưu truyền
  • D. Tập sách ghi chép những điều kì lạ.

Câu 12: Nhận xét nào dưới đây về Nguyễn Dữ là không chính xác

  • A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì lui về ở ẩn.
  • B. Ông là tác giả truyện truyền kì mạn lục nổi tiếng nhất thời kì văn học trung đại Việt Nam.
  • C. Ông chưa rõ năm sinh, năm mất, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
  • D. Ông sống vào khoảng thế kỉ XVI.

Câu 13: Định nghĩa nào đúng với “ chức Phán sự trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?

  • A. Quan đứng đầu một tổng.
  • B. Quan xem xét cho vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án.
  • C. Quan xét sử các vụ tranh, chấp kiện tụng thời xưa.
  • D. Quan quản hạt một địa phương.

Câu 14: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về nhà văn Nguyễn Tuân?

  • A. Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987.
  • B. Ông sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho.
  • C. Ông đạt được nhiều thành tựu rực rỡ ở thể loại văn học tiểu thuyết.
  • D. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhà nước tặng giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 15: Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp văn chương khi nào?

  • A. Khi đang học thành chung
  • B. Trong tù ở Thái Lan
  • C. Sau khi ra tù
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 16: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trích từ tập nào sau đây?

  • A. Vang bóng một thời        
  • B. Một chuyến đi
  • C. Chiếc lư đồng mắt cua
  • D. Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.

Câu 17: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

  • A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
  • B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
  • C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
  • D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 18: Phần nào sau đây không thuộc phần thân bài của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

  • A. Nêu các luận điểm chính về nội dung.
  • B. Nêu các luận điểm chính về nghệ thuật.
  • C. Phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
  • D. Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.

Câu 19: Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Viết dài để thể hiện khả năng triển khai của người viết.
  • B. Dùng những câu từ trau chuốt, giàu hình ảnh.
  • C. Thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết.
  • D. Phải tìm những nhận xét của các chuyên gia để đưa vào bài làm.

Câu 20: Chủ đề của bài văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể là gì?

  • A. Chủ đề
  • B. Nhân vật
  • C. Cốt truyện
  • D. Nhân vật.

Câu 21: Đâu là nhiệm vụ của kết bài trong văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì?

  • A. Nêu nhận định, đánh giá.
  • B. Giới thiệu tác phẩm và ý kiến đánh giá sơ bộ.
  • C. Nêu sự cảm thụ của bản thân.
  • D. Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

Câu 22: Thơ hai-cư là thể thơ gì?

  • A. 4 câu, 28 âm tiết
  • B. 3 câu, 17 âm tiết
  • C. 4 câu, 20 âm tiết
  • D. 2 câu, 14 âm tiết

Câu 23: Quý ngữ là gì?

  • A. Từ chỉ thời gian.
  • B. Từ chỉ không gian.
  • C. Từ chỉ mùa.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 24: Nhà thơ Ba - sô là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản có tác phẩm chính nào?

  • A. Du kí Phơi thân đồng nội (1659); Đoản văn trong đây (1688)
  • B. Thu Hứng
  • C. Mùa xuân chín
  • D. Tất cả các tác phẩm trên

Câu 25: Bài thơ Thu hứng gợi cho ta điều gì về tâm hồn nhà thơ Đỗ Phủ?

  • A. Tình yêu thiên nhiên.
  • B. Nỗi buồn về thời thế.
  • C. Nỗi buồn về thời thế và tình yêu quê hương sâu sắc.
  • D. Tình yêu quê hương.

Câu 26: Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Đỗ Phủ?

  • A. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca.
  • B. Là một trong những nhà thơ có cuộc sống rất gian nan.
  • C. Cuối đời được triều đình trọng dụng, sống yên ấm cho tới lúc chết.
  • D. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Đường của Trung Quốc.

Câu 27: Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Thu hứng có quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.
  • B. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.
  • C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.
  • D. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.

Câu 28: Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Thu hứng chủ yếu được gợi lên bởi điều gì?

  • A. Nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.
  • B. Không thể trở về quê hương.
  • C. Sự nghèo khó.
  • D. Cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

Câu 29: Nhân vật trữ trình là gì? 

  • A. là người có cảm xúc tinh tế, nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của mùa xuân.
  • B. là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với cuộc đời, khát khao sống, khát khao giao cảm với đời nhưng cũng có chút bất an về sự trôi chảy của thời gian và nuối tiếc bởi việc “theo chồng bỏ cuộc chơi” của những người con gái.
  • C. là nhân vật trung tâm của bài thơ. 
  • D. A & B đều đúng.

Câu 30: Trạng thái " chín" của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào sau đây: 

  • A. làn nắng ửng, khói mơ tan. 
  • B. lấm tấm vàng, bóng xuân sang. 
  • C. sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín. 
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 31: Tác phẩm " Mùa xuân chín" được sáng tác trong hoàn cành nào? 

  • A. Khi Hàn Mặc Tử chuyển công tác từ Quy Nhơn lên Đà Lạt. 
  • B. Khi Hàn Mặc Tử sắp giã từ cuộc đời. 
  • C. Khi Hàn Mặc Tử đang phải vật lộn với căn bệnh hủi. 
  • D. Khi Hàn Mặc Tử bị người yêu hủy hôn. 

Câu 32: Vấn đề quan trọng trong các sáng tác của Phong Tử Khải là gì?

  • A. Vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính
  • B. Thơ mang đậm ý vị Thiền, khao khát giao hòa giữa con người và thế giới
  • C. Cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ
  • D. Đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật

Câu 33: Sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ vì?

  • A. Nếu không có tấm lòng bao la, không đồng điệu đồng cảm, cùng buồn, cùng vui, cùng khóc với đối tượng miêu tả, chỉ chăm chăm vào kĩ thuật thì chắc chắn tác phẩm của họ không thể chạm đến trái tim của người khác.
  • B. Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.
  • C. Sự đồng cảm mang đến cho người nghệ sĩ nguồn cảm hứng, sức mạnh tinh thần phong phú để tạo nên những tác phẩm giá trị.
  • D. Cả A và C

Câu 34: Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm. 

  • A. Ngôn từ mộc mạc, gần gũi. 
  • B. Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic. 
  • C. Văn phong tự nhiên. 
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 35: Văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” được trích từ đâu?

  • A. Đối thoại với đời và thơ
  • B. Bài thơ trên ghế đá
  • C. 36 bài thơ tình
  • D. Thơ Lê Đạt

Câu 36: Phương thức biểu đạt của văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 37: Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” được chia thành mấy phần?

  • A. 5 phần
  • B. 4 phần
  • C. 3 phần
  • D. 2 phần

Câu 38: Trong văn bản " Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư", tác giả đã phân tích những đặc sắc nào trong yếu tố hình thức của bài thơ? 

  • A. Cấu trúc bài thơ, vần và nhịp. 
  • B. Âm điệu, hình ảnh bài thơ, vần và nhịp. 
  • C. Hình ảnh thơ, cấu trúc bài thơ, vần và nhịp. 
  • D. Âm điệu, cấu trúc bài thơ, vần và nhịp. 

Câu 39: Hai câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ nào? 

Có phải mùa thu là mùa nhạy cảm nhất trong năm? Có phải vào mùa thu ngay cả những người vô tâm nhất cũng có thể nghe thấy những rung động tinh vi của trời đất? ( Chu Văn Sơn) 

  • A. Câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc. 
  • B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
  • C. Tương phản, đối lập. 
  • D. Đáp án A và B. 

Câu 40: Hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang ý nghĩa gì? 

  • A. Biểu tượng cho cái đẹp, là sự kết hợp của hai sự vật thiêng liêng giữa trời và đất. 
  • B. Là lời cảnh báo cho những kẻ muốn theo đuổi mục tiêu đi quá giới hạn của con người.
  • C. Là biểu tượng cho sự sống của muôn loài. 
  • D. Đáp án A và B. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác