Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 3 Thực hành Tiếng Việt : Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản : Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa.

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 3 Thực hành Tiếng Việt : Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản : Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa - sách kết nối tri thức. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Lỗi lặp từ là gì? 

  • A. Là những từ ngữ dùng không đúng với ngữ cảnh giao tiếp. 
  • B. Là khi người viết không hiểu nghĩa của từ ngữ mình dùng dẫn đến dùng sai từ ngữ. 
  • C. Là các cụm từ/ câu sắp xếp chưa hợp lí khiến văn bản sai nghĩa. 
  • D. Trường hợp một từ, một cụm từ được dùng nhiều lần trong một câu, một đoạn khiến câu hay đoạn đó trở nên nặng nề. 

Câu 2: Câu nào dưới đây mắc lỗi lặp từ? 

  • A. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai - cư Nhật Bản. 
  • B. Nỗi nhớ chăng bao giờ nhớ thế/ Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi? 
  • C. Văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta không có, tạo những tình cảm ta sẵn có. 
  • D. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. 

Câu 3: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa xuất phát từ nguyên nhân nào? 

  • A. Tiếng Việt quá giàu và đẹp
  • B. Người viết lạm dụng các từ ngữ. 
  • C. Người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng. 
  • D. Người viết chưa ý thức được ngữ cảnh giao tiếp. 

Câu 4: Đó là khắc khoải đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời học sinh của tôi. 

Câu văn trên mắc lỗi dùng từ nào? 

  • A. Lỗi dùng từ " ghi nhớ" chưa phù hợp. 
  • B. Lỗi dùng từ " học sinh" không đúng ngữ cảnh. 
  • C. Lỗi dùng từ " khắc khoải" không đúng nghĩa. 
  • D. Lỗi sắp xếp trật tự từ.

Câu 5: Chọn câu văn không mắc lỗi về dùng từ. 

  • A. " Thu hứng" là một trong những bài văn nổi tiếng của Đỗ Phủ. 
  • B. " Thu hứng" là một trong những bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ. 
  • C. Đỗ Phủ là một trong những bài thơ nổi tiếng của " Thu hứng". 
  • D. " Thu hứng" là một trong những bài thơ hơi bị hay của Đỗ Phủ. 

Câu 6: Để khắc phục lỗi dùng từ không đúng phong cách, người viết cần phải làm gì? 

  • A. Bỏ từ ngữ bị lắp hoặc thay bằng đại từ hay các từ đồng nghĩa. 
  • B. Tra từ điển tiếng Việt, từ điển Hán Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành có uy tín. 
  • C. Quan tâm đến hoàn cảnh giao tiếp, kiểu loại văn bản, trau dồi vốn từ ngữ để làm cho khả năng biểu đạt trở nên phong phú. 
  • D. Nắm vững quy tắc ngữ pháp, hiểu được mục đích giao tiếp. 

Câu 7: Câu văn sau có từ nào bị dùng sai? 

Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống. 

  • A. Thiên nhiên. 
  • B. Sức sống. 
  • C. Mượn. 
  • D. Trí tưởng tượng. 

Câu 8: Lỗi trật tự từ trong câu được hiểu là? 

  • A. Là những từ ngữ dùng không đúng với ngữ cảnh giao tiếp. 
  • B. Là khi người viết không hiểu nghĩa của từ ngữ mình dùng dẫn đến dùng sai từ ngữ. 
  • C. Là các cụm từ/ câu sắp xếp chưa hợp lí khiến văn bản sai nghĩa. 
  • D. Trường hợp một từ, một cụm từ được dùng nhiều lần trong một câu, một đoạn khiến câu, đoạn đó trở nên nặng nề. 

Câu 9: Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp : 

Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách. 

  • A. tri thức. 
  • B. từ nhỏ. 
  • C. nhà văn. 
  • D. đọc sách. 

Câu 10: Câu văn nào dưới đây mắc lỗi về trật tự từ? 

  • A. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai -cư được xem như một " đặc sản" của văn chương Nhật Bản. 
  • B. Hai - cư được xem như một " đặc sản" của văn chương Nhật Bản vì là thể thơ ngắn nhất thế giới. 
  • C. Hai - cư được xem như một " đặc sản" của văn chương Nhật Bản, là thể thơ ngắn nhất thế giới. 
  • D. Cả ba câu trên đều sai. 

Câu 11: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

  • A. Dòng nhựa sống trong một cái cây
  • B. Mạch máu trong một cơ thể sống
  • C. Mạch giao thông trên đường phố
  • D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 12: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

  • A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
  • B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 13: Mạch lạc trong văn bản là gì?

  • A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
  • B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
  • C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • D. Cả A và C

Câu 14: Một văn bản có tính mạch lạc là

  • A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản
  • B. Có chủ đề thống nhất
  • C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch
  • D. Cả A,B,C

Câu 15: Các sự việc trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?

  • A. Liên hệ thời gian
  • B. Liên hệ không gian
  • C. Liên hệ tâm lí (nhớ lại)
  • D. Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản)

Câu 16: Tính mạch lạc trong văn bản “Mẹ tôi” được thể hiện ở các khía cạnh nào trong các khía cạnh sau?

  • A. Chủ đề xuyên suốt là sự ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh của mẹ dành cho con.
  • B. Trình tự văn bản xoay quanh thể hiện chủ đề một cách liên tục, rất mạch lạc: bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ: bố nói về mẹ; bố khuyên con xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.
  • C. Cả A và B đều sai
  • D. Cả A và B đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác