Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 3: Thực hành Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 3: Thực hành Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
- Nói đến mạch lạc là nói đến sự thống nhất ở bề sâu giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản (các câu xoay quanh tiểu chủ để còn các đoạn thì cùng hướng tới chủ đề chung).
- Liên kết là nói đến sự thống nhất có thể nhận ra được trên bề mật ngôn từ giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản nhờ sự hiện diện của những phương tiện, hình thức kết nối.
- Mạch lạc và liên kết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Không gắn với mạch lạc, liên kết sẽ chỉ tồn tại như một hình thức vô nghĩa. Ngược lại, không có liên kết, mạch lạc khó được nhận biết một cách đầy đủ, khiến nội dung đoạn văn, văn bản có thể được giải thích một cách rất khác nhau, thậm chí ngược nhau.
2. Các lỗi về mạch lạc và liên kết trong văn bản
a. Lỗi về mạch lạc trong đoạn văn, văn bản
- Nhận biết lỗi
Các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản không cùng nói về một chủ đề hoặc có câu, đoạn văn được triển khai lạc khỏi chủ đề chung đã xác định.
- Khắc phục lỗi:
+ Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn hoặc văn bản.
+ Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu, đoạn văn không hướng vào chủ đề.
+ Viết thêm câu hoặc đoạn văn phát triển chủ đề.
b. Lỗi về liên kết trong đoạn văn, văn bản
- Nhận biết lỗi
Giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản không có phương tiện kết nối cần thiết hoặc có nhưng không phù hợp, khiến đoạn văn hay văn bản trở nên rời rạc.
- Khắc phục lỗi:
+ Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu hoặc giữa các đoạn văn.
+ Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai.
Nếu chưa có phương tiện kết nối cần thiết thì phải bổ sung. Có thể viết thêm câu, đoạn văn phù hợp nhằm khắc phục sự đứt đoạn của mạch trình bày.
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
1. Bài tập 1
- Mạch lạc trong văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được thể hiện rất rõ qua sự chi phối của một luận đề thống nhất đối với nội dung tất cả các đoạn, các câu.
- Liên kết ở đây cũng dễ được nhận biết nhờ các phép nối, phép thế, phép lặp được sử dụng thường xuyên và có hiệu quả.
- Xét riêng đoạn 2, có thể thấy sự xuất hiện của những từ ngữ như “vì vậy”, “như thế”, khiến cho các câu văn gắn nối thành một dòng liên tục. Trong mối quan hệ với đoạn 1 (chỉ gồm một câu), đoạn 2 chứa nội dung đã được giới thiệu trước đó qua cụm từ “mà rằng”; còn trong mối quan hệ với đoạn 3, đoạn 2 nêu các vấn đề mà sau đó sẽ được tiếp nối qua từ “lại” (trong “lại cho rằng”). Như vậy, rõ ràng cả ba đoạn có sự liên kết với nhau rất chặt.
2. Bài tập 2
Đoạn 1:
a. Lý do đoạn (1) được coi là đoạn văn:
- Về hình thức:
+ Đoạn văn trên được tạo thành bằng 4 câu văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức: phép lặp.
+ Đoạn văn trên được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi vào một chữ và viết hoa.
- Về nội dung: đoạn văn có nội dung viết về lòng đồng cảm của con người, thuộc văn bản Yêu và đồng cảm.
b. Các câu trong đoạn văn có sự mạch lạc với nhau, cùng nói về chủ đề: nghệ sĩ là người kiên định giữ được tấm lòng đồng cảm đáng quý.
c. Dấu hiệu nhận thấy sự mạch lạc giữa các đoạn:
- Đoạn văn trên và các đoạn văn khác đều hướng đến làm nổi bật chủ đề của văn bản Yêu và đồng cảm.
- Đoạn văn trên là một lí lẽ nằm trong đoạn (5) của văn bản, kết lại vấn đề về tấm lòng đồng cảm của trẻ em và con người.
d. Những từ ngữ được lặp lại nhiều lần: con người/người, tấm lòng, lòng đồng cảm, chỉ có/chỉ vì.
Tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ trên là để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn, đoạn văn có sự mạch lạc, logic về mặt hình thức.
Đoạn 2:
a. Lý do đoạn văn vẫn rời rạc: Mặc dù từ “hiền tài” được dùng lặp lại trong tất cả các câu nhưng nội dung đoạn văn vẫn rời rạc vì các câu không cùng quy về một chủ đề, nói cách khác, mỗi câu tự dựng lên một chủ đề riêng.
b. Lỗi liên kết: Đoạn văn sử dụng phép liên kết hình thức (phép lặp) chưa phù hợp, chưa liên kết được các câu trong đoạn. Người viết đoạn văn đã nhầm lặp từ với liên kết (trên thực tế, việc cố ý lặp từ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với việc dùng phép lặp). Chính vì điều này đoạn văn thiếu mạch lạc, các câu không hướng về cùng một chủ đề.
Đoạn 3:
a. Dấu hiệu nổi bật: câu văn thứ hai trong đoạn được triển khai không đúng với chủ đề chung của đoạn văn.
b. Dấu hiệu của lỗi liên kết:
- Phép nối được sử dụng để liên kết giữa câu một và câu 2 chưa phù hợp.
- Giữa câu hai và câu ba chưa có phép liên kết hình thức.
c. Cách sửa:
- Thay thế phép nối “Mặc dù … nên…” giữa câu một với câu hai thành “Vì … nên…”, trở thành câu:
“Vì không tìm thấy được ích lợi của đọc sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên hầu như mọi người đã vứt bỏ thói quen đọc sách.”
- Có thể sửa câu thứ ba thành “Tuy chiếc điện thoại thông minh rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng nó lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.”
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận