Bài soạn Xúy Vân giả dại

Soạn bài xúy Vân giả dại sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

ĐỌC 

1. Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?

Trả lời:

Theo em, khi diễn xuất lời thoại này, diễn viên nên thể hiện biểu cảm đau khổ, hối hận trên gương mặt, kèm với những hành động tự trách, vật vã bản thân như tự đấm ngực mình, ôm đầu bứt tóc,…

2. Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lí gì của nhân vật?

Trả lời:

Lời thoại này vừa cho thấy sự hối hận, lại vừa cho thấy sự đau khổ, tủi phận, xấu hổ của Xuý Vân khi trót làm kẻ bạc tình, phụ lại Kim Nham để chạy theo một tên sở khanh là Trần Phương.

3. Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả.

Trả lời:

Các nhân vật tự xưng “tôi”, xưng tên họ một cách khiêm nhường, từ tốn. Ngoài ra còn giới thiệu các đặc điểm của bản thân như “dại dột”, “tài cao vô giá”, “hát hay đã lạ”,…

4. Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hình ảnh vợ chồng quấn quýt cho thấy mong muốn về một gia đình hạnh phúc, êm ấm của Xúy Vân nhưng đồng thời lại càng khắc họa rõ nét hơn sự hối hận và đau khổ của nàng.5. Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình.

5. Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình

Trả lời:

Lời thoại này cho thấy nhân vật đã nhận ra được hoàn cảnh và sai lầm của bản thân hiện tại: vừa cô đơn, vừa hối hận, lại vừa là kẻ bị phụ tình, bị lừa dối.

6. Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên.

Trả lời:

Ở đoạn này, lời thoại thể hiện rõ sự “điên” của Xúy Vân khi liên tục nói tới những điều vô lý, sai sự thật, chứng tỏ nhân vật đã không còn giữ được sự tỉnh táo, dần mất đi ý thức và không phân biệt được sự việc.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân.

Câu 2: Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?

Câu 3: Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.

Câu 4: Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?

Câu 5: Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn…)?

Câu 6: Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)

Câu 7: Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?

Câu 8: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Thử biện hộ cho hành động này của Xúy Vân?

Câu 9: Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…)

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Xúy Vân giả dại?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Xúy Vân giả dại?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Xúy Vân giả dại

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Xúy Vân giả dại

Câu hỏi 5. Nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật Xuý Vân được thể hiện qua lớp chèo Xuý Vân  giả dại. 

Câu hỏi 6. Liệt kê những từ, cụm từ chỉ trạng thái nội tâm của Xuý Vân được bộc lộ qua lời thoại. Trên cơ  sở đó, hãy phân tích nguyên nhân sâu xa thúc đẩy Xuý Vân bày ra cảnh giả dại của mình. 

Câu hỏi 7. Nêu những đoạn lời thoại có hình thức của thể thơ lục bát. So với cấu trúc lục bát “khuôn mẫu”  thể lục bát xuất hiện ở đây có điểm gì khác biệt? Bạn đánh giá thế nào về tác dụng của điểm  khác biệt đó trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật và miêu tả tìn

Câu hỏi 8. Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đò” trong hai dòng thơ sau: "Càng chờ càng đợi,  càng trưa chuyến đò." 

Câu hỏi 9. Đọc lại đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: "Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện. Để anh  đi gặt, để nàng mang cơm. Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện." (Xuý Vân giả dại, trích Kim  Nham, Ngữ văn 10, tập một, tr. 129) 

a. Xác định dòng tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong lời thoại. Dòng tâm trạng này có thuần nhất không? Dựa vào đâu để nhận xét như vậy?

b. Phân tích ý nghĩa ẩn dụ của câu:“Con gà rừng ăn lẫn với công”.

c. Phân tích khả năng gợi tả, gợi cảm của câu “Bông bông dắt, bông bông díu” được nhắc đến hai lần trong lời thoại.

d. Vì sao đoạn lời thoại này trong lớp chèo Xuý Vân giả dại được nhìn nhận như một điệu hát chèo có thể đưa ra trình diễn độc lập?

Câu hỏi 10: Trong văn bản “Xúy Vân giả dại”, nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ và tâm trạng. Em có nhận xét gì về nhân vật Xúy Vân qua những yếu tố này?

Câu hỏi 11: Văn bản “Xúy Vân giả dại” không chỉ ẩn chứa những hấp dẫn về mặt nội dung mà còn thể hiện sự độc đáp của các yếu tố nghệ thuật. Bạn thấy điểm độc đáo nghệ thuật nào nằm trong văn bản này?

Câu hỏi 12: Văn bản nói lên bi kịch của người phụ nữ trong khát vọng tình yêu nhưng không đạt được, buộc phải giả điên giả dại vì quá bẽ bàng và cuối cùng gánh chịu cái chết. Theo em, văn bản này mang ý nghĩa gì trong cuộc sống hiện đại?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 10 tập 1 Kết nối, giải sách lớp 10 kết nối tri thức, soạn văn 10 bài 5 Kết nối tri thức, soạn văn 10 bài Xúy Vân giả dại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác