Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Soạn bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư sách Kết nối tri thức ngữ văn 10 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

ĐỌC

Câu 1: Trước khi đọc tiếp văn bản của Chu Văn Sơn, hãy dừng lại đọc bài thơ của Lưu Trọng Lưu và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc.

Trả lời:

Những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc:

- Hình thức viết hoa ở chữ đầu của câu thơ: Viết hoa 3 trên 9 câu thơ

- Khổ thơ không đồng đều: khổ 5 câu; khổ 4 câu

=> Người đọc sẽ liên tưởng đến một bài văn xuôi hơn là một bài thơ trữ tình.

Câu 2: Trong đoạn (2) và (3), thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là gì?

Trả lời:

 Trong đoạn (2) và (3), thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là: Thao tác lập luận chứng minh.

Câu 3: Xác định câu chủ đề của đoạn (4).

Trả lời:

 Câu chủ đề của đoạn (4): Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Câu 4: Từ đoạn (5) đến đoạn (7), tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức nào của bài thơ?

Trả lời:

 Từ đoạn (5) đến đoạn (7), tác giả tập trung phân tích những yếu tố hình thức của bài thơ:

- Đoạn (5): Yếu tố về âm điệu: bài thơ tựa như một ca khúc

- Đoạn (6): Khổ thơ. Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung tương ứng với ba câu hỏi.

- Đoạn (7): Sự lặp lại của vần và nhịp: Hiệp vần bằng cả hai hệ thống: vần bằng và vần trắc.

Câu 5: Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ?

Trả lời:

 Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh của bài thơ: Phân tích cấu trúc ngôn từ mang tính nhạc, phân tích thứ tiếng của mùa thu: tiếng thổn thức, tiếng rạo rực, tiếng lá thu xào xạc, và âm hưởng của toàn bài thơ: âm bằng.

Câu 6: Xác định câu chủ đề của đoạn (13)

Trả lời:

Câu chủ đề của đoạn (13): Tôi cứ nghĩ, Lưu Trọng Lư chính là chú nai kia, bởi cái nghiêng tai ngơ ngác thi sĩ của nó.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu" và "tiếng thơ" tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?

Câu 2: Trình tự của bài viết đi từ "tiếng thu" hay "tiếng thơ"? Theo tác giả, “tiếng thu" trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gi?

Câu 3: Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.

Câu 4: Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?

Câu 5: Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?

Câu 6: Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Qua các tác phẩm được giới thiệu trong bài Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư?

Câu hỏi 2. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Câu hỏi 3. Phân tích tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Câu hỏi 4. Theo bạn, câu văn nào trong văn bản có thể khái quát được chính xác và đầy đủ ý tưởng chính của tác giả khi đặt bút viết bài bình thơ này?

Câu hỏi 5. Tóm tắt những ý đã được tác giả triển khai nhằm chứng minh: âm điệu là một trong những phương diện đặc sắc nổi bật của bài thơ Tiếng thu.

Câu hỏi 6.  Bài viết có nhiều phát hiện tinh tế về bài thơ Tiếng thu. Theo bạn, phát hiện nào sáng giá, gây ấn tượng hơn cả? Vì sao?

Câu hỏi 7. Các đoạn 1, 2, 3 của văn bản đề cập những vấn đề gì? Việc nhận thức sâu sắc về những vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc cảm thụ, phân tích bài thơ Tiếng thu?

Câu hỏi 8.  Đánh giá khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản.

Câu hỏi 9: Theo em, ý nghĩa của “hòa âm ngôn từ” trong văn bản là gì?

Câu hỏi 10: Bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư có những đặc điểm nghệ thuật nào được Chu Văn Sơn phân tích trong văn bản của mình?

Câu hỏi 11: Hãy phân tích cách Chu Văn Sơn sử dụng ngôn từ để tạo nên bản hòa âm trong văn bản?

Câu hỏi 12: Tiếng thu và tiếng thơ trong văn bản “Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư” có mối liên hệ với nhau không? Vì sao?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 10 tập 2 Kết nối, giải sách lớp 10 kết nối tri thức, soạn văn 10 bài 2 Kết nối tri thức, soạn văn 10 bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Bình luận

Giải bài tập những môn khác