Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 kết nối bài 2: Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối bài 2: Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: đoạn 1+ 2 +3: dẫn dắt về cái hay của mùa thu trong thơ ca và nét đặc sắc trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

+ Phần 2: đoạn 4+5: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trong âm điệu (đoạn 4+5), bố cục (đoạn 6) và vần nhịp (đoạn 7+8) của bài thơ

+ Phần 3: đoạn 9+10+11: so sánh, liên hệ giữa âm thanh của mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư với âm thanh của mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi

+ Phần 4: đoạn 12+13: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trọng âm hưởng tiết tấu của bài thơ và những cảm xúc, nỗi xôn xao của tác giả khi đọc những ngôn từ thi vị và đẹp đẽ ấy
2. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: Chu Văn Sơn

- Năm sinh – năm mất: (1962 - 2019), là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại.

- Quê quán: thành phố Thanh Hóa

- Ông học trường cấp 3 chuyên Hàm Rồng, từng đoạt giải đặc biệt trong kì thi chọn học sinh giỏi Văn toàn quốc

- Ông giảng dạy tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, ngoài ra còn là nhà văn, nhà lý luận, nhà phê bình văn học xuất sắc,...

- Tác phẩm tiêu biểu: Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (2005); Thơ - điệu hồn và cấu trúc (2007), Tự tình cùng cái đẹp (2019)

b. Tác phẩm

- Tác phẩm được in trong tập Thơ - điệu hồn và cấu trúc của Chu Văn Sơn.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1.    Tiếng thơ trong Thơ mới

- Tác giả dẫn dắt tìm hiểu về “tiếng thơ”, thơ xưa xem tĩnh là gốc của động, còn với Thơ mới âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đáy hồn chính là tiếng xôn xao.

-> XÔN XAO trở thành điệu hồn riêng của Thơ mới, là cái xôn xao của tạo vật, của ngoại cảnh với trạng thái tâm hồn của con người đang rung cảm trước thế giới.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là thời hiện đại cho phép con người cá nhân được giải phóng, thế giới cảm giác, cảm xúc của con người cũng được cởi trói. Nhà thơ không chỉ miêu tả thế giới mà còn phóng chiếu cảm giác, cảm xúc của mình vào trong bức tranh thế giới ấy. Họ muốn tái hiện thế giới trong trạng thái đang vận động, đang sinh sôi chứ không phải một thế giới được ngưng kết lại thành vĩnh cửu.

2.    Cái hay của Tiếng thu

- Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

-> Tiếng thu không còn mang tính khách quan nữa mà đã trở thành tiếng lòng của người sáng tạo, phát ra nhờ sự cộng hưởng giữa con người và trời đất cùng các phương tiện ngôn từ được sử dụng
- Tác giả đã tập trung phân tích những yếu tố về mặt hình thức của bài thơ:

+ Âm điệu: bài thơ tựa như một ca khúc.

+ Khổ thơ: Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung tương ứng với ba câu hỏi.

+ Sự lặp lại của vần và nhịp: Hiệp vần bằng cả hai hệ thống: vần bằng và vần trắc.

- Tác giả phân tích tính nhạc, những âm thanh của mùa thu:

+ Tiếng thổn thức

+ Tiếng rạo rực

+ Tiếng lá thu xào xạc

+ Âm hưởng của toàn bài thơ: âm bằng

- Tác giả đã sử dụng các thao tác trong bài phân tích:

+ Thống kê: số các tiết tấu và các âm bằng, trắc; số các cụm từ làm thành điệp khúc….

+ So sánh và đối lập: số dòng trong các khổ, tính chất của các “tiếng” được thể hiện bằng các từ tượng thanh như “thổn thức”, “rạo rực”…

-> Làm rõ được hiệu quả thẩm mĩ trong cách Lưu Trọng Lư tổ chức ngôn từ.

-> Cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết rất hợp lí. Người phê bình đã bám sát văn bản, thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu với nhà thơ, tích cực làm cầu nối giữa văn bản và độc giả, giúp độc giả cảm nhận được nét độc đáo của văn bản.

 ==> Sức hấp dẫn của bài thơ luôn là sự thống nhất, hài hòa giữa bình diện biểu đạt và bình diện được biểu đạt, giữa tổ chức ngôn từ và cái nhìn thế giới độc đáo.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn bản thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ ở nhiều phương diện như bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,...

- Chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ

- Thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư.

2. Nghệ thuật

- Văn bản trình bày các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết.

- Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao.

- Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp với bài văn nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa cảm xúc, truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, kiến thức trọng tâm ngữ văn kết nối bài 2: Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, nội dung chính bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Bình luận

Giải bài tập những môn khác