5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 127

5 phút soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 127. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: XÚY VÂN GIẢ DẠI

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ? 

CH 2: Bạn có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại hay không? Hãy tận dụng các điều kiện hiện có của mình để xem lớp chèo này hoặc toàn bộ vở chèo Kim Nham. 

ĐỌC VĂN BẢN 

CH 1: Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?

CH 2: Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lí gì của nhân vật?

CH 3: Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả.

CH 4: Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

CH 5: Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình

CH 6: Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên.

SAU KHI ĐỌC 

CH 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân.

CH 2: Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?

CH 3: Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.

CH 4: Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?

CH 5: Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn…)?

CH 6: Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)

CH 7: Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?

CH 8: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Thử biện hộ cho hành động này của Xúy Vân?

CH 9: Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…)

VIẾT KẾT NỐI 

CH 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH 1: Học sinh dựa vào sở thích và ý kiến cá nhân để giải thích. 

CH 2: Em có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại..

ĐỌC VĂN BẢN 

CH 1: Gương mặt đau khổ, tự đánh vào mình để biểu lộ sự hối hận, trách móc bản thân.

CH 2: Lời thoại này cho thấy sự xấu hổ, tự trách bản thân khi phụ tình Kim Nham để chạy theo gã phong lưu Trần Phương.

CH 3: Các nhân vật tự xưng “tôi”, xưng tên họ một cách khiêm nhường, từ tốn. 

CH 4: Hình ảnh vợ chồng quấn quýt cho thấy mong muốn về một gia đình hạnh phúc, êm ấm

CH 5: Sự tự ý thức của nhân vật về chính mình: Xúy Vân nhận ra lỗi lầm của mình, vừa xấu hổ, hối hận, vừa xót xa cho cuộc đời mình.

CH 6: Chứng tỏ nhân vật đã không còn giữ được sự tỉnh táo, dần mất đi ý thức và không phân biệt được sự việc.

SAU KHI ĐỌC 

CH 1: Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân là khi nàng ở nhà chờ chồng cô đơn thì được một người đàn ông là Trần Phương tán tỉnh, hứa hẹn, Xúy Vân đã giả dại với hi vọng được thoát khỏi Kim Nham để đi theo Trần Phương.

CH 2: Đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật: “Nên tôi phải lụy đò” đến “Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên” 

CH 3: Trong văn bản, đoạn lời thoại thể hiện mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân nhất là từ “Bước chân vào tôi thưa rằng vậy” đến “Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”. 

Nàng tự xưng tên họ, nói bản thân có “tài cao vô giá”, “hát hay đã lạ”, được gọi là “cô ả Xúy Vân”, cho thấy ở nàng một cô gái xinh đẹp, hát hay, đáng trân trọng. 

Thế nhưng lại rơi vào nỗi đau khổ khi trót bỏ chồng để đi theo một người đàn ông phụ bạc, “phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương”. 

Nỗi ân hận của Xúy Vân tuy muộn màng nhưng cũng cho thấy sự thức tỉnh của nhân vật, điều đó thể hiện nàng đã nhận ra lỗi lầm của mình, đang đấu tranh đau khổ với nỗi ân hận và đau đớn khi đã phụ bạc Kim Nham.

CH 4: Đoạn lời thoại theo điệu “con gà rừng” đã cho thấy nỗi đắng cay, tấm tức của Xúy Vân khi bị đặt vào một hoàn cảnh không được như ý, có cái gì như là sự cọc cạch, bất tương xứng. 

CH 5: Đoạn xưng danh của Xúy Vân đã thể hiện những đặc trưng của sân khấu chèo:

- Xưng danh: nhân vật tự giới thiệu bản thân

- Sự tương tác giữa người xem và người diễn: nhân vật không diễn thao thao bất tuyệt mà có sự tương tác với khán giả thông qua các câu hỏi tu từ, lời tự sự.

CH 6: Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát

- Mượn chất liệu ca dao, dân cả để biến tấu

- Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa

- CH thoại gợi hình

- Giàu âm điệu

CH 7: Lớp chèo có thể hiện nhiều yếu tố về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam xưa như:

- Tin tưởng vào tín ngưỡng: “than cùng bà Nguyệt”, “ông Bụt”

- Chế độ hôn nhân hà khắc, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy 

- Tam tòng tứ đức 

- Sống tập thể, chuyện nhà như chuyện làng. 

CH 8: - Xúy Vân giả dại nhằm mục đích được Kim Nham bỏ, để tiến tới Trần Phương – gã phong lưu mà Xúy Vân mê đắm.

CH 9: Khi đứng trên sân khấu tích trò là yếu tố có khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên; đồng thời các yếu tố như hát, múa cũng bổ sung nội dung cho văn bản gốc và kéo dài thời gian của vở chèo trên sân khấu.

VIẾT KẾT NỐI 

CH 1: Trong đoạn trích, Xúy Vân xuất hiện với hình ảnh người phụ nữ vừa điên loạn vừa đáng thương.

Nàng bị giằng xé giữa tâm trạng hối hận và nỗi tủi nhục vì sự cười chê của người đời.

Những câu nói điên loạn, kể lể càng cho thấy sự tuyệt vọng và tủi hổ của nhân vật đã lên đến đỉnh điểm, nàng đang bị mắc kẹt trong nỗi ám ảnh ấy mà không biết chia sẻ cùng ai nên càng rơi vào bế tắc.

Hình ảnh này đại diện cho cảnh ngộ những người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến, không được tự quyết định thân phận mình, bị rơi vào bi kịch. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 10 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 10 tập 1 kết nối tri thức trang 127, soạn Văn 10 tập 1 KNTT trang 127

Bình luận

Giải bài tập những môn khác